Ngân hàng Việt niêm yết thị trường ngoại (Bài 1): Nhóm Big 3 sẽ tiên phong?

Diendandoanhnghiep.vn Trong tờ trình về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu mục tiêu hệ thống TCTD sẽ có 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế.

Mục tiêu này được đặt ra bám sát Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 986/QĐ-TTg, ngành ngân hàng phấn đấu đến cuối năm 2025 sẽ có ít nhất từ 2 - 3 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á và 3 - 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài; thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng sẽ chiếm 16-17% trong tổng thu nhập.

Vietcombank đang là ngân hàng có mục tiêu và tham vọng rõ ràng bao gồm kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài

Vietcombank đặt tham vọng rõ ràng bao gồm kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài

Nhiều người lập tức nghĩ ngay đến các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn quốc doanh, đang là những TCTD dẫn đầu hệ thống cả về tổng tài sản, vốn hóa thị trường, thị phần tín dụng và cũng là những tổ chức đang được có điều kiện để tăng thêm quy mô vốn điều lệ cao hơn nữa trong toàn ngành.

Nhóm này chỉ tính Big 3 gồm Vietcombank, VietinBank và BIDV, theo kế hoạch của chính các ngân hàng trong vòng 3-5 năm tới, đều đặt những mục tiêu đầy tham vọng; loại trừ Agribank do là ngân hàng chưa cổ phần hóa, IPO và niêm yết tại thị trường trong nước nên chưa thể tính chuyện niêm yết ở thị trường nước ngoài.

Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2021 mới đây, HĐQT ngân hàng sẽ xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Kế hoạch lợi nhuận đạt 2 tỷ USD năm 2025, gấp đôi năm 2020. Trong đó, hoạt động bán lẻ sẽ đóng góp 50% lợi nhuận, tương đương 1 tỷ USD.

Trước đó, người đứng đầu Vietcombank khẳng định trên cơ sở các nội dung tại Quyết định 986 của Thủ tướng và Quyết định số 34 ngày 7/1/2019 của Thống đốc NHNN, Vietcombank đã bám sát và xây dựng chiến lược phát triển VCB đến năm 2025, định hướng 2030.

Theo đó, ngân hàng tiếp tục bám sát tầm nhìn và định hướng đã đề ra tại Phương án cơ cấu lại VCB đến năm 2020 đã được NHNN phê duyệt là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.  Đồng thời, đáng chú ý, ông Thành chia sẻ, Vietcombank cũng sẽ là một trong những ngân hàng sớm niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế, và dự kiến tại Singapore.

Theo đó, "nhà băng thứ nhất niêm yết cổ phiếu trên thị trường” đã hiện diện rất rõ ràng. Chỉ có điều, một vấn đề của Vietcombank là hiện tại ngân hàng đang có cơ cấu cổ đông chi phối thuộc về NHNN với tỷ lệ cao 74,8%. Nếu tỷ lệ sở hữu Nhà nước vẫn tiếp tục giữ nguyên, và trong trường hợp ở các chương trình phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ theo quy mô mới mà Vietcombank dự kiến, ngân hàng vẫn tiếp tục phát hành cho cổ đông hiện hữu để đảm bảo giữ nguyên tỷ lệ sở hữu hiện tại (của cả cổ đông lớn nhất là NHNN với các cổ đông nước ngoài như Mizuho Bank (15%), GIC (2,55%), tức tỷ lệ cổ phiếu free float của Vietcombank trên thị trường vẫn không cao; thì điều này sẽ hạn chế đáng kể hiệu quả của Vietcombank trên thị trường vốn quốc tế nếu muốn thực thi niêm yết.

Cơ cấu cổ đông của Vietcombank tại 31/12/2020 (nguồn: BCTN Vietcombank)

Cơ cấu cổ đông của Vietcombank tại 31/12/2020 (nguồn: BCTN Vietcombank)

Tương tự như Vietcombank, VietinBank và BIDV cũng đang có tỷ lệ sở hữu cổ phần chi phối của Nhà nước rất cao.

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Lê Ngọc Hoàn đánh giá nếu NHNN không có kế hoạch thoái bớt vốn khỏi các ngân hàng này, cơ hội để các TCTD này niêm yết trên thị trường quốc tế sẽ bị giảm bớt. Bởi sẽ không có nhiều nhà đầu tư quốc tế chọn đẩy dòng tiền vào những mã cổ phiếu mà doanh nghiệp có cấu trúc cổ đông cô đặc, thanh khoản cổ phiếu hay quy mô giải ngân khó đạt được kỳ vọng của họ. "Đó là chưa bàn tới tới những yếu tố pháp lý để một ngân hàng có thể niêm yết trên thị trường quốc tế vừa theo pháp luật của Việt Nam, vừa theo tiêu chuẩn của sàn quốc tế mà tổ chức nhắm tới", ông Hoàn nhấn mạnh.

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, do quy mô thị trường của chúng ta còn nhỏ, các mã cổ phiếu có tỷ lệ Nhà nước sở hữu chi phối cao không chỉ ở nhóm ngân hàng còn có cả hàng không, dầu khí.. vẫn được nhà đầu tư hết sức quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với nhóm cổ phiếu ngân hàng, dù thị giá của nhiều tổ chức đã được đẩy lên rất cao nhưng vẫn vừa tầm/ quy mô giải ngân theo mục tiêu của từng danh mục. Tuy nhiên, không khó để nhận thấy trong rất nhiều phiên, với tầm ảnh hưởng vốn hóa lớn của mình, đôi khi các mã mà cổ đông Nhà nước nắm sở hữu lớn, vẫn tác động gây ra hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” trên thị trường. Ở thị trường quốc tế, chắc chắn cơ quan quản lý sẽ phải tính kĩ lộ trình, các yếu tố bao gồm cả điều này, trước khi cho các ngân hàng niêm yết cổ phiếu", chuyên gia nói thêm.

Điều đó, liệu có đồng nghĩa sẽ là tín hiệu NHNN có thể tính toán giảm bớt tỷ lệ sở hữu tại những NHTMCP thuộc nhóm Big 3? Một chuyên gia Tài chính không muốn nêu tên đánh giá, chưa biết “bài tính” lên sàn của các ngân hàng có vốn quốc doanh ra sao, nhưng rõ ràng kế hoạch niêm yết quốc tế luôn cần phải được cân đối với mục tiêu đáp ứng hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ tốt nhất với nền kinh tế trong mọi thời điểm. Và để đạt được như vậy, các ngân hàng Trung ương nói chung, theo mô hình mà Việt Nam đang vận hành tương tự, vẫn sẽ phải có những TCTD lớn mà NHNN luôn có quyền chi phối, nắm giữ.

Theo tờ trình kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025, phần quan trọng liên quan đến cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu:

Mục tiêu trong giai đoạn này là nâng cao nội lực của hệ thống các TCTD trên cơ sở hoạt động minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, an toàn, hiệu quả, dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện với chi phí phù hợp.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm giảm lãi suất cho vay trung bình xuống mức chênh lệch hợp lý so với mức lãi suất huy động và có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình tại các nước trong khu vực, phù hợp với thay đổi về cấu trúc kinh tế.

Bên cạnh đó, mục tiêu cũng đề ra nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD duy trì ở mức dưới 3%, từng bước phát triển thị trường mua bán nợ.Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD, nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh của các TCTD.

Đặc biệt, trong kế hoạch cơ cấu lại hệ thống các TCTD, mục tiêu có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản trong khu vực châu Á và 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài. 

Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại ngân hàng thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối và ngân hàng thương mại cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II phương pháp tiêu chuẩn.

Thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển mô hình ngân hàng số nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng trên cơ sở ứng dụng các công nghệ CMCN 4.0. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho thúc đẩy ứng dụng và đổi mới công nghệ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng Việt niêm yết thị trường ngoại (Bài 1): Nhóm Big 3 sẽ tiên phong? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711637997 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711637997 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10