Ngành giao thông vẫn "rà phanh" khi rà soát điều kiện kinh doanh

Huyền Trang 26/03/2018 17:23

Theo quan điểm của ông Phan Đức Hiếu, đợt rà soát điều kiện kinh doanh lần này của Bộ Giao thông - Vận tải vẫn chỉ mang tính kỹ thuật, nặng về cơ học, tức là chưa rõ điều kiện nào cần bãi bỏ và phải bãi bỏ.

Dù đánh giá cao tinh thần cải cải cách của Bộ Giao thông -Vận tải song ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương lại cho rằng quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh của Bộ Giao thông - Vận tải vẫn chưa thực sự quyết liệt.

“Đọc dự thảo danh mục ra soát điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, tôi thấy rằng Bộ Giao thông - Vận tải đang chuyển các điều kiện kinh doanh thành quy định về quản lý hoạt động vận tải hoặc quy định về trách nhiệm thì đó chỉ là việc chuyển từ trạng thái nọ sang trạng thái kia, chứ không phải là cắt bỏ.

Tôi cho rằng Bộ nên mạnh dạn cắt bỏ. Bởi chỉ cái thực bỏ đi thì mới giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, còn nếu chỉ chuyển chi phí từ trạng thái này sang trạng thái khác thì gánh nặng chưa được giảm”, ông Hiếu nói.

Theo quan điểm của ông Hiếu đợt rà soát điều kiện kinh doanh lần này của Bộ Giao thông vận tải vẫn chỉ mang tính kỹ thuật, nặng về cơ học. “Điều đó cũng tốt thôi nhưng tôi cho rằng việc cắt giảm lần này phải giống như một cuộc cải cách về thể chế, về quy định pháp luật. Nó phải thực sự là gỡ bỏ các quy định đang cản trở việc kinh doanh chứ không phải chỉ là sàng lọc”, ông Hiếu nói.

Ông Phan Đức Hiếu, Viện Phó Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho rằng quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh ở Bộ Giao thông-Vận tải vẫn chưa đi vào thực chất.

Ông Phan Đức Hiếu, Viện Phó Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho rằng quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh ở Bộ Giao thông-Vận tải vẫn chưa đi vào thực chất.

Theo quan điểm của ông Hiếu, Bộ Giao thông - Vận tải cần có một quan điểm rõ ràng trong việc tiếp cận hoạt động vận tải. “Bộ đang chia vận tải thành 4 loại hình và đang cố gắng quy định các điều kiện để loại hình này không cạnh tranh với loại hình kia. Tuy nhiên, điều này, vô hình trung, lại khiến thị trường bị phân mảnh ra. Tôi cho rằng chúng ta phải tư duy rằng 4 loại hình phải tuân theo sự quyết định của thị trường. Chúng ta cần phải cởi mở thực sự và các phương thức kinh doanh vận tải phải có quyền cạnh tranh, như vậy thì người tiêu dùng, xã hội mới được hưởng lợi ích”, ông Hiếu nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô chưa... “thông thoáng”

    17:35, 21/03/2018

  • Cuộc chiến “điều kiện kinh doanh” và bài học từ 1999

    04:00, 19/03/2018

  • Còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong cắt giảm điều kiện kinh doanh

    17:09, 16/03/2018

 Ông Hiếu cho rằng, chúng ta vẫn đang giữ tư duy kinh doanh truyền thống với quan niệm rằng, một người kinh doanh là họ phải làm hết mọi việc.

“Chúng ta vẫn đang tư duy kinh doanh theo hình thức truyền thống, luôn quan niệm rằng, một doanh nghiệp kinh doanh thì sẽ mở công ty và làm hết mọi việc. Nhưng bây giờ các nhà đầu tư không kinh doanh từ đầu đến cuối nữa. Người ta chỉ chọn kinh doanh một trong số các công đoạn đó. Như Uber, họ chỉ kinh doanh dịch vụ kết nối thôi chứ không kinh doanh tất cả. Do vậy, hướng tiếp cận của dự thảo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô buộc phải chấp nhận một cuộc chơi là người ta kinh doanh đến đâu thì mình điều chỉnh đến đấy”, ông Hiếu nêu quan điểm.

Vì thế, ông Hiếu cho rằng môi trường kinh doanh công bằng tức là đã kinh doanh ở Việt Nam thì phải có pháp nhân Việt Nam, hoạt động kinh doanh phải tính doanh thu, hạch toán và trả thuế. “Còn không thể bắt doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho tất cả các khâu mà họ không làm. Nếu bắt như vậy thì là bất công”, ông nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành giao thông vẫn "rà phanh" khi rà soát điều kiện kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO