Ngành sư phạm không còn sức hút?

Diendandoanhnghiep.vn Việc thiếu giáo viên gây khó khăn cho các trường trong việc sắp xếp, hỗ trợ công việc giảng dạy, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của học sinh.

Tình trạng thừa thiếu giáo viên đang xảy ra ở nhiều nơi (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Tình trạng thiếu giáo viên đang xảy ra ở nhiều nơi. Ảnh: Quốc Tuấn

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết một năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Một điểm chung mà các địa phương nhận định là đã dồn lực để thực hiện, nhưng còn nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất.

Cụ thể, theo Sở GD&ĐT Hải Phòng, để học sinh lớp 1, lớp 2 học 2 buổi/ngày, thành phố cần có thêm khoảng 600 giáo viên. Những năm tới, khi chương trình áp dụng đến lớp 5, Hải Phòng sẽ phải bổ sung 1.572 giáo viên mới đáp ứng được yêu cầu dạy học 2 buổi.

Còn ở Bắc Kạn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Hưng cho biết, địa phương cũng gặp khó khăn về cơ sở vật chất và thiếu giáo viên cho những năm tiếp theo. Nhiều trường thiếu phòng học bộ môn, thiếu nơi ăn, chỗ nghỉ để học sinh bán trú, nội trú. Ông kiến nghị, các cấp xem xét việc giao biên chế giáo viên cho các tỉnh căn cứ vào số lớp trên thực tế, thay vì số học sinh/lớp…v..v.

Để khách quan hơn, xin dẫn số liệu từ bài viết “Cả nước thiếu hơn 70.000 giáo viên mầm non, phổ thông” đăng trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam vào cuối năm 2020 để phản ánh rõ hơn thực trạng trên.

Theo nội dung bài viết, hiện nay toàn quốc thiếu 71.941 giáo viên mầm non, phổ thông, trong đó giáo dục mầm non thiếu 45.242 giáo viên (đây là số lượng còn thiếu năm học 2019-2020 sau khi đã được bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non), tiểu học thiếu 12.450 giáo viên, trung học cơ sở thiếu 4.486 giáo viên, trung học phổ thông thiếu 9.763 giáo viên.

Thực tế trên cho thấy, chuyện thiếu giáo viên vẫn diễn ra ở nhiều tỉnh thành, nhất là các vùng khó khăn. Hằng năm số lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không phải ít, nghịch lý này từng được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD&ĐT) thừa nhận là một thực trạng đã diễn ra nhiều năm nay.

Phía Bộ GD&ĐT trong buổi họp trực tuyến cũng khẳng định, mặc dù các tỉnh, thành phố đã chủ động nhiều giải pháp nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn xảy ra ở nhiều địa phương trong nhiều năm qua và chưa được giải quyết một cách căn bản do nhiều nguyên nhân. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở cấp tiểu học nhiều nơi chưa đạt 1,5 theo quy định (có nơi chỉ ở mức 1,2).

f

Đào tạo giáo viên sư phạm chưa tương xứng với thực tế. Ảnh: Quốc Tuấn

Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng chúng ta có thể thấy một số bất cập, điểm nghẽn đó là:

Thứ nhất: Đào tạo giáo viên sư phạm chưa tương xứng với thực tế

Trong khi độ tuổi đến trường và tỷ lệ học sinh vào các cấp học đều tăng nhưng tỷ lệ đào tạo giáo viên sư phạm lại chưa đáp ứng, thậm chí có lúc, có nơi còn bị chững lại được xem như là một điểm nghẽn của tình trạng này.

Thứ hai: Ngành sư phạm không còn sức hút

Có thể nói, giai đoạn hoàng kim của ngành sư phạm đã đi qua. Ngày xưa, muốn trúng tuyển vào ngành sư phạm phải là những học sinh rất giỏi, khi đậu trường sư phạm không chỉ cá nhân sinh viên, gia đình mà cả xóm, làng phải tự hào, còn hiện nay nó đã không còn.

Ngoài ra, một số quy định mới không còn miễn học phí sinh viên sư phạm, chỉ còn hình thức hỗ trợ học phí. Nếu ra trường công tác trong một thời gian quy định thì sẽ được miễn hoàn trả, nhưng việc tuyển dụng hiện nay khó khăn, nếu sinh viên ra trường không tìm được việc làm thì phải gánh một khoản nợ không hề nhỏ.

Rồi, có một bộ phận giáo viên làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc kiểu đối phó,… khiến cho chất lượng và đạo đức ngày càng đi xuống. Hình ảnh cao quý của người thầy hiện nay đã không còn được như ngày xưa, hay nói đúng hơn giá trị đã bị giảm đi nhiều..v..v.

Thứ ba: Qúa trình tuyển dụng, sử dụng giáo viên nhiều bất cập

Điểm nghẽn khá cơ bản là sau khi được giao về các địa phương, công tác tuyển dụng, sử dụng, điều hành, quản lý đội ngũ giáo viên ở nhiều nơi đã vượt quá năng lực do bị chi phối bởi nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đồng thời cũng không loại trừ việc một số địa phương có những sai phạm nghiêm trọng trong công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên.

Thứ tư: Công tác dự báo nhân lực yếu

Tình trạng thừa - thiếu giáo viên một phần liên quan đến công tác dự báo và quy hoạch không đi trước một bước. Dẫn đến hệ quả của việc thừa và thiếu luôn được cộng thêm, cộng dồn và cũng còn đến từ việc ở một số địa phương trong vài năm trở lại không được giao thêm chỉ tiêu biên chế giáo viên.

Có thể nói, câu chuyện thừa và thiếu đội ngũ giáo viên không chỉ là vấn đề của năm học mới. Câu hỏi đặt ra rằng, đến khi nào tình trạng thừa và thiếu giáo viên mới được giải quyết dứt điểm? Đây là câu hỏi khó có câu trả lời chính xác và trong thời gian tới vẫn là một bài toán hết sức nan giải.

Để giải quyết, cần rất nhiều điều kiện cần và đủ kèm theo để cơ cấu, quy hoạch và sắp xếp lại đội ngũ một cách hiệu quả, chất lượng .Đòi hỏi nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ các nhà lãnh đạo, quản lý chuyên ngành.

Dư luận vẫn đang chờ đợi nhiều hơn nữa những bước đi đột phá (trong cả tư duy và hành động) của người đứng đầu ngành giáo dục. Bởi vì, đất nước có mạnh hay không, có phát triển, dân chủ, công bằng, văn minh hay không thì trước hết và hơn hết, giáo dục phải lành mạnh và tiến bộ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành sư phạm không còn sức hút? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711636754 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711636754 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10