Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên: Nơi biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực

Diendandoanhnghiep.vn Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ IV (SV_STARTUP) được tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (cơ sở 2 Vĩnh Phúc).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Trung ương Đoàn TNCSHCM, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Nova tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ IV (SV_STARTUP).

>> Kinh doanh liêm chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khởi nghiệp

Tham dự sự kiện có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương; lãnh đạo địa phương.

Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên được tổ chức hàng năm với với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của  học  sinh,  sinh  viên (HSSV); giúp HSSV thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.

>> FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tạo tác động xã hội

>> FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Bee Matie kiến tạo thế hệ có năng lực ngoại ngữ tốt nhất

Ngày hội còn là nơi tăng cường các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV có tính khả thi cao. Tôn vinh các cá nhân, tập thể có những ý tưởng sáng tạo, giải pháp kinh doanh mới, phù hợp thực tiễn. Ghi nhận sự đóng góp tích cực của các cơ sở giáo dục và đào tạo, các cơ quan, doanh nghiệp, các cá nhân đã quan tâm, ủng hộ, đồng hành và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động khởi nghiệp của HSSV.

Điểm nhấn của sự kiện là Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” (SV_STARTUP) được tổ chức trên quy mô toàn quốc với 400 trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trường THCS, THPT tham gia. Cuộc thi dành cho HSSV có đội tuổi từ 12-24 tuổi, được phát động từ tháng 4/2021 và đã nhận được gần 400 dự án. Các dự án được đánh giá chất lượng, đa dạng, tập trung vào nhiều lĩnh vực. 70 dự án xuất sắc nhất được lọt vào Vòng Bình chọn và vòng Chung kết của Cuộc thi.

Trong năm 2021, đã có nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp cấp trường hoặc cấp tỉnh với mục tiêu lựa chọn ra các dự án xuất sắc nhất tham dự vòng toàn quốc và đã có 2 dự án xuất sắc đến từ học sinh THCS. Nhiều dự án đã được triển khai và bước đầu thành công, một số dự án đã chuyển sang giai đoạn có lãi và các chỉ số doanh thu, lợi nhuận có mức độ tăng trưởng khá ấn tượng. Cuộc thi mang lại cơ hội lớn để các đội thi tiếp cận với cơ hội đầu tư cũng những kiến thức thực tế từ Hội đồng giám khảo là các doanh nhân đến từ các doanh nghiệp, quỹ đầu tư có khả năng đầu tư.

Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên đã diễn ra với các hoạt động tham quan, không gian trưng bày ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên thuộc 08 lĩnh vực: Khoa học, công nghệ; Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, y tế; Dịch vụ, du lịch; Tài chính, ngân hàng; Kinh doanh tạo tác động xã hội; Các ngành nghề khác và lĩnh vực kinh doanh khác. Với khoảng 70 không gian trưng bày. Bên cạnh đó, sự kiện cũng thu hút sự quan tâm và đăng ký tham gia trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” với mục tiêu: Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

>> Khai giảng Chương trình Đào tạo Giảng viên nguồn TOT khởi nghiệp về kinh doanh liêm chính

>> Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh là "điểm sáng"

Sau 04 năm triển khai thực hiện Đề án 1665, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả cùng với sự nỗ lực chung tay của các bộ, ngành, địa phương và của các cơ sở đào tạo, Đề án 1665 đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Bộ Giáo dục cho biết, đến nay tỉ lệ các cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn, tăng từ 30% cuối năm 2020 lên 33% cơ sở đào tạo vào cuối năm 2021, với tối thiểu 01 tín chỉ/môn học. 75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp. 100% các cơ sở đào tạo đa xây dựng các chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các diễn đàn, Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa.

Hình thành mạng lưới 200 cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo trong cả nước, trong năm 2018, 2019 tổ chức tập huấn được 03 chuyên đề về hỗ trợ khởi nghiệp cho các cán bộ này bao gồm: Công dân tích cực; đổi mới sáng tạo; Kỹ năng vận hành không gian khởi nghiệp dành cho sinh viên. Tổ chức tập huấn cho 200 cán bộ, giáo viên của 62 Sở GDĐT và Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu về phương pháp tổ chức các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.

Hiện nay có 50% các đại học, học viện, trường đại học đã có các cuộc thi về khởi nghiệp cấp trường, hằng năm mỗi trường có khoảng từ 10 đến 20 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên tham dự các cuộc thi. 100% các Sở GDĐT đã có học sinh tham gia Cuộc thi HSSV với ý tưởng khởi nghiệp. Một số địa phương đã tổ chức được các cuộc thi riêng và có số số lượng dự án ý tưởng lớn. Một số ý tưởng, dự án của sinh viên đã được thành lập doanh nghiệp hoặc được các doanh nghiệp lớn mua lại. Trong số đó một số doanh nghiệp đã đến các vòng gọi vốn Series B, Series C

Trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong các nhà trường, hướng tới xây dựng các trường đại học thực sự là Trung tâm của đổi mới sáng tạo. Trong đó, tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghiên cứu xây dựng môn học đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo dưới dạng chính khóa (bắt buộc hoặc tự chọn) hoặc đưa vào các chương trình đào tạo ngoại khóa, ngắn hạn bảo đảm giúp sinh viên hiểu về khởi nghiệp và đánh giá đúng khả năng, năng lực của bản thân.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thành lập các Quỹ cộng đồng, quỹ quyên tặng để đầu tư ban đầu cho các dự án khởi nghiệp của HSSV. Tiếp tục huy động nguồn lực xã hội hóa để triển khai các hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp.

Ngoài ra, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. Trong đó, nghiên cứu thí điểm về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư, góp vốn vào các dự án ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên, giảng viên phù hợp với quy định của pháp luật; nghiên cứu cơ chế đặt hàng, phối hợp, nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm giữa doanh nghiệp, nhà trường và giảng viên, HSSV; nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên: Nơi biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711724728 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711724728 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10