Cơ hội và thách thức khi thương mại điện tử Việt lan toả nhanh chóng

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù chúng ta là một nước đi sau trong các hoạt động về công nghệ nhưng độ ứng dụng của các dịch vụ công nghệ số cho thấy tiềm năng để phát triển thương mại điện tử của Việt Nam còn rất lớn.

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khi trả lời báo chí tối ngày 5/12, ngay sau khi ông cùng lão đạo UBND TP Hà Nội và các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện Lễ bấm nút, khai mạc Tuần lễ Thương mại điện tử và Công nghệ số, kích hoạt ngày mua sắm trực tuyến 2019. Sự kiện được đồng thời tổ chức tại 3 tâm điểm của 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Chia sẻ với báo chí, ông Trần Tuấn Anh cho biết: Ngoài sự đa dạng phong phú của các sản phẩm hàng hóa chính hãng của các doanh nghiệp đã mang đến thì những tiện ích và những trải nghiệm gắn với những sản phẩm, dịch vụ đang được hoàn thiện của các doanh nghiệp trong công nghệ số cũng được đa dạng và đang được đưa ra ngày càng nhiều.

Mặc dù chúng ta là một nước đi sau trong các hoạt động về công nghệ nhưng độ ứng dụng của các dịch vụ công nghệ số lần này cho thấy tiềm năng để phát triển thương mại điện tử còn rất lớn. Chắc chắn rằng người tiêu dùng của Việt Nam đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ sẽ có điều kiện để trải nghiệm một cách rất nhanh chóng và đa dạng những nhu cầu của mình trong các hoạt động kinh tế số cũng như về mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử.

Ngoài sự đa dạng phong phú của các sản phẩm hàng hóa chính hãng của các doanh nghiệp đã mang đến thì những tiện ích và những trải nghiệm gắn với những sản phẩm, dịch vụ đang được hoàn thiện của các doanh nghiệp trong công nghệ số

Nhiều tiện ích gắn với những sản phẩm, dịch vụ đang được hoàn thiện của các doanh nghiệp trong công nghệ số mang đến cho người dùng những trải nghiệm hấp dẫn

"Chúng tôi cũng rất hài lòng và nhận thấy trong ngày mua sắm trực tuyến của Việt Nam đã có một sự hưởng ứng rất đông đảo của các cơ quan quản lý nhà nước. Với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là một số các Bộ, ngành có vai trò rất quan trọng như Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin Truyền thông hay là Ngân hàng Nhà nước… chúng ta có quyền để yên tâm và tin tưởng rằng, hệ thống hạ tầng của thương mại điện tử cũng như những hạ tầng cần thiết để phục vụ cho mua sắm trực tuyến chắc chắn sẽ được tiếp tục quan tâm và đảm bảo", Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định.

Bên cạnh đó, theo ông Trần Tuấn Anh thì những phản hồi từ thực tiễn của cuộc sống nhất là của người tiêu dùng và của các doanh nghiệp tham gia trong mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử sẽ được tiếp thu và được phản ánh rất kịp thời đến các cơ quan quản lý nhà nước. Điều đó góp phần hoàn thiện về pháp luật và thể chế để thúc đẩy cho hạ tầng thương mại điện tử và cho thương mại điện tử nói chung để thật sự trở thành một ngành thương mại hiện đại của thế giới, giúp cho chúng ta hội nhập thực sự có hiệu quả với thế giới.Có một cái thực tiễn là mặc dù là một ngành thương mại còn rất non trẻ, đang lan tỏa rất nhanh chóng trong kinh tế của Việt Nam và trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập rất sâu rộng với thế giới thì đây là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thách thức. Nếu chúng ta không kịp trong các giải pháp để đối phó cũng như khai thác cơ hội thì chắc chắn chúng ta sẽ bị bỏ lại, bị mất mát và thiệt hại rất nhiều. Nhưng nếu chúng ta có phản ứng kịp thời về chính sách cũng như các cách tổ chức thực hiện thì chúng ta sẽ nhân rộng được nên rất nhiều các lợi ích cũng như các nguồn lực và đóng góp cho sự phát triển.

"Tôi lấy đơn cử, hoạt động về bảo vệ thị trường, bảo vệ hàng chính hãng, đấu tranh chống buôn lậu và chống hàng giả, hàng gian lận luôn luôn là vấn đề nóng và nó đi suốt trong quá trình xay dựng kinh tế thị trường, đặc biệt là trong quá trình hội nhập quốc tế. Khi chúng ta đang ngày càng phát triển về kinh tế thị trường cũng như hội nhập thì vấn nạn hàng giả ngày càng tăng và nó sẽ còn tiếp tục phát triển theo nhiều cấp độ khác nhau và rất tinh vi.

Vì vậy, để phát triển thương mại thì chúng ta phải có nhiệm vụ sống còn là đấu tranh có hiệu quả, chống gian lận và chống hàng giả đấy là nhu cầu thiết yếu và là điều kiện tất yếu cho sự phát triển". - Bộ trưởng nói.

Đặc biệt, theo ông, khi một xã hội đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, và đang xây dựng văn minh thì bắt buộc tập quán, thói quen của người tiêu dùng là những nền tảng quan trọng để xây dựng nhu cầu tiêu dùng bền vũng và có trách nhiệm cũng phải được thay đổi. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải hướng tới cái này để giúp cho nười tiêu dùng có trách nhiệm hơn.Với việc chúng ta đang hội nhập, các thành tố bên ngoài đang tham gia phát triển thị trường thương mại và thương mại điện tử Việt Nam đang rất mạnh, rất nhanh. Chúng ta đã chứng kiến Alibaba, Amazon,…và còn chứng kiến nhiều "đối thủ" khác sẽ tiếp tục cạnh tranh với chúng ta trong thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Đây là một thị trường có tiềm năng và là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất của khu vực và thế giới chính vì vậy để phục vụ cho lợi ích của thị trường thương mại nội địa, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng như của người tiêu dùng và các ngành sản xuất trong nước chúng ta không có cách nào khác là phải tự lực.

Phải bằng những nỗ lực của chính mình xây dựng những hệ thống của chúng ta để giúp cho các doanh nghiệp từ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử, các doanh nghiệp tham gia hạ tầng thương mại điện tử cho đến các doanh nghiệp được tham gia trong các biện pháp được bảo vệ để lợi ích của người tiêu dùng và của các doanh nghiệp trong vận chuyển và logistics nói chung đều phải có những nỗ lực chung đó.

Tiện ích

Xây dựng các gian hàng Việt Nam trong hệ thống thương mại điện tử kết nối và liên kết với thế giới là nhu cầu tất yếu và điều kiện sống còn để có thể phát triển

Vì vậy, ông Trần Tuấn Anh cho biết việc định hướng xây dựng các gian hàng Việt Nam trong hệ thống thương mại điện tử trong khi chúng ta kết nối và liên kết với thế giới là nhu cầu tất yếu và điều kiện sống còn để có thể phát triển. Chương trình thương mại điện tử mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cũng bao hàm những nội dung lớn này, tuy nhiên, trong bối cảnh chúng ta đang tiếp tục mở cửa để hội nhập thì chúng ta phải đẩy nhanh những nỗ lực của mình.

Đại diện Bộ Công thương, Bộ trưởng cũng rất vui mừng vì trong thời gian vừa qua các cơ quan chức năng đã cùng có nỗ lực chung này, "chúng tôi cũng nhìn nhận là những hạ tầng về mặt pháp lý cũng như hạ tầng nói chung sẽ là những điểm nhấn rất cần thiết để giúp cho các doanh nghiệp cũng như cộng đồng người tiêu dùng sẽ tham gia thật sự có hiệu quả, có chất lượng vào trong thương mại điện tử", ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội và thách thức khi thương mại điện tử Việt lan toả nhanh chóng tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713981514 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713981514 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10