Khi bạn là boss, bạn sẽ tìm mọi cách để điều hành tổ chức của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn trở thành một sếp tốt, sếp giỏi thì nhân viên cũng sẽ ảnh hưởng từ bạn rất nhiều.
Và muốn trở thành “good boss” cũng cần có nghệ thuật.
Cởi mở
Hãy luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ nhân viên của mình. Nhân viên của bạn có thể tìm đến với bạn chia sẻ về vấn đề, quan điểm hay đề xuất nào đó, và chắc chắn rằng bạn luôn lắng nghe và tôn trọng chúng.
Nếu bạn là người bận rộn, hãy chỉ định thời gian cụ thể mà nhân viên có thể gặp gỡ và trao đổi với bạn. Hoặc bạn có thể dạo quanh một vòng các phòng ban để có thăm hỏi và lắng nghe nhân viên của mình.
Mỗi nhân viên là một nhân tố góp phần thành công cho công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, hãy thừa thận những đóng góp của họ và cho họ biết rằng, họ hiểu công việc cũng như những khó khăn mà họ gặp phải.
Hãy khuyến khích nhân viên làm những việc mà họ giỏi nhất, tạo điều kiện để họ có thể phát huy hết năng lực bản thân. Bên cạnh đó, một “good boss” cũng cần tạo dựng một nơi làm việc cởi mở dành cho mọi người. Như một không gian làm việc thoáng đãng, tiện nghi; một chiếc máy tính tốt; hoặc cho phép họ có thể trang trí nơi làm việc cuả mình….
Tiếp xúc thường xuyên sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa sếp và nhân viên và họ cũng dễ dàng trao đổi hơn với bạn. Nếu bạn ít gặp gỡ mọi người, nhân viên có thể sẽ cảm thấy ái ngại khi muốn trao đổi cùng bạn. Nếu bạn quá bận rộn cũng nên ít nhất 1 tuần 1 lần làm việc trực tiếp cùng nhân viên của mình
Nhân viên là người trực tiếp làm những công việc đó nên có thể họ sẽ có cái nhìn sâu sắc hay thậm chí là những ý tưởng hay. Vì vậy, bạn cần lắng nghe những điều này, tôn trọng và đôi khi nên thử làm những cách mới xem hiệu quả như thế nào.
Trao quyền và thách thức nhân viên của bạn. Cho phép họ vượt qua giới hạn thông thường của công việc, cho phép họ thử những điều mới mẻ và tin tưởng họ. Bạn cần tạo những cơ hội cho nhân viên có thể phát huy hết những năng lực bản thân.
Hãy giúp đỡ khi nhân viên đang gặp khó khăn với một công việc nào đó. Một “good boss” không phải là một người luôn đòi hỏi và chỉ trích. Bạn cần là người hiểu mọi vấn đề, mọi nhiệm vụ và hỗ trợ họ những khi cần thiết.
Một công ty với chiến lược phát triển nhân sự tốt không thể thiếu những chương trình đào tạo, tập huấn. Bạn có thể tổ chức những chương trình đào tạo ngắn hay dài hạn để giúp nhân viên của mình có thể phát triển kỹ năng, kiến thức chuyên môn.
Hãy gán trách nhiệm cụ thể cho từng người để họ biết mình đang làm gì, cần làm gì và trách nhiệm như thế nào.
Chỉ trích nhân viên cũng là một nghệ thuật. Hãy tìm kiếm những điểm tích cực và ghi nhận họ trước khi nhắc đến những sai lầm của họ.
Nếu bạn là người đứng đầu nhưng đưa ra những quyết định sai lầm hay mắc lỗi trong công việc thì hãy thẳng thắn nhận lỗi với mọi người trong đội nhóm. Điều này sẽ khiến các thành viên đánh giá cao ông chủ của mình.
Khi bạn là ông chủ, người quản lý bạn phải tách mình ra khỏi nhân viên của mình. Trong khi bạn vẫn có thể ăn trưa hoặc tham gia với họ cho giờ nghỉ, giờ sinh hoạt hay những lúc vui chơi nhưng bạn cần hành xử chuyên nghiệp trong thời gian la việc. Nếu nhân viên thấy bạn là người ngang hàng, bạn sẽ mất quyền lực của mình.