Nghĩ về “hai tầm nhìn một hướng ASEAN”

Diendandoanhnghiep.vn Để đảm bảo được nền trung lập thực thụ, ASEAN sẽ cần sự đoàn kết nội khối và phát huy nội lực có lẽ là chưa từng thấy trong lịch sử tổ chức này ở hiện tại và tương lai. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Mới đây, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị đưa ra bình luận về tài liệu “Khung chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương” của Mỹ mới được giải mật, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Lập trường này cũng đã được Việt Nam và các nước ASEAN chia sẻ trong Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP)”.

“Lập trường nhất quán của Việt Nam là mong muốn và hoan nghênh các sáng kiến liên kết, kết nối ở khu vực, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực dựa trên luật lệ và tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của tất cả nước, bao gồm vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình”, bà Lê Thị Thu Hằng nói thêm.

Trước đó, ngày 12/1 (giờ Mỹ), cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien thông báo về việc sẽ công bố một tài liệu mang tên là “Khung chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Được Tổng thống Trump thông qua vào tháng 2/2018, tài liệu này cung cấp “chỉ dẫn chiến lược bao quát’ với các hành động của Mỹ trong 4 năm qua, đồng thời cho thấy cam kết của Mỹ nhằm “đảm bảo khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do”.

Dù chính ông Trump hẳn sẽ không muốn thừa nhận chiến lược đối ngoại mới của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ít nhiều là sự kế thừa tất yếu của chính sách “Xoay trục châu Á” thời Obama, để đáp lại những hoạt động dồn dập của Trung Quốc trong khu vực.

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ sẽ hạn chế việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự chống lại Mỹ và đồng minh. (Nguồn: US Navy)

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ sẽ hạn chế việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự chống lại Mỹ và đồng minh. (Nguồn: US Navy)

Mỹ đã tăng cường sự hiện ở Ấn Độ Dương kể từ khi chính quyền Trump đưa ra chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương vào năm 2017, hồi sinh “Bộ tứ kim cương” (Quad), thúc đẩy quan hệ thân thiết hơn với các thành viên như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản thông qua các hoạt động diễn tập quân sự nhằm đảm bảo rằng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do với thương mại quốc tế, tìm cách ngăn chặn xảy ra một cuộc xung đột ngay từ đầu.

Nói về ASEAN, chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” trở thành phương châm chỉ đạo, động lực để ASEAN vượt qua thách thức. Cộng đồng ASEAN và các đối tác vượt qua mâu thuẫn, sự khác biệt lợi ích, đồng thuận, cam kết duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, thể hiện trong các tuyên bố chung và thúc đẩy các nước ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… Những kết quả đó tạo cơ sở để phục hồi kinh tế, tiếp tục thực hiện tầm nhìn ASEAN, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, hợp tác sâu rộng trong và ngoài khu vực.

Còn về văn kiện, ASEAN đã chỉ đồng thuận ở mức tối thiểu trong văn kiện về Tầm nhìn mới. Đây mới là khởi đầu, như đã được định nghĩa trong đoạn 3 của văn bản: “Trong nhiều thập kỷ qua, ASEAN đã tham gia xây dựng một kiến trúc khu vực toàn diện, nay cần phải tiếp tục đưa sự lãnh đạo tập thể vào để củng cố và định hình tầm nhìn về sự hợp tác chặt chẽ hơn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Có thể thấy, ASEAN muốn thấy nhiều sự đồng thuận hơn nữa trong khối, để cả khối “tiếp tục đóng vai trò trung gian trung thực trong bối cảnh chiến lược của các lợi ích cạnh tranh”.

Tuy nhiên, thông qua tài liệu mật mới được giải mã nói trên và những gì diễn ra ngoài thực địa trên Biển Đông và Hoa Đông, đó có thể là một tín hiệu gửi đến Trung Quốc rằng, Mỹ sẽ không rời đi, mà còn đến gần hơn với khu vực. Điều đó sẽ tái khẳng định rằng Washington tiếp tục nhìn chiến lược châu Á qua lăng kính Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chứ không chỉ tập trung vào Tây Thái Bình Dương.

Điều này cũng có nghĩa, những diễn tiến căng thẳng leo thang gần đây đã thực sự thách thức các cơ chế cũ. Thành ra, “Tầm nhìn” mới của ASEAN có thể coi như một sự thăm dò những động thái mới trong khu vực, nhằm gia cố và đổi mới các khuôn khổ hợp tác cũ.

Các nhà lãnh đạo ASEAN đều thừa nhận thực tế đó, khi văn kiện nêu rõ cả bối cảnh lẫn mong muốn của khối: “ASEAN đóng vai trò trung tâm và chiến lược (trong khu vực); “một khu vực đối thoại và hợp tác thay vì đối đầu”; “một khu vực phát triển và thịnh vượng cho tất cả mọi người”...

Tuy vậy, tầm nhìn về một ASEAN trung lập có lẽ cần được nhấn mạnh nhiều hơn nữa. Đồng thời, để đảm bảo được nền trung lập thực thụ, ASEAN sẽ cần sự đoàn kết nội khối và phát huy nội lực có lẽ là chưa từng thấy trong lịch sử tổ chức này ở hiện tại và tương lai. 

Bởi vì, muốn hay không, trước làn sóng điều chỉnh sách lược đó của các cường quốc, ASEAN, khu vực giao cắt của hai đại dương, cần một sách lược chung thống nhất cho cả khối.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghĩ về “hai tầm nhìn một hướng ASEAN” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714078571 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714078571 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10