[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Cẩn thận kẻo rơi vào thu nhập thấp

Diendandoanhnghiep.vn “Sớm đưa Việt Nam thoát khỏi nhóm nước thu nhập thấp!”

Đây là phát biểu, nhưng cũng là lời “hiệu triệu” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp tổng thể với chủ đề “Hành động vì một Việt Nam thịnh vượng” của Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2019 diễn ra mới đây.

Như Thủ tướng đã nói, vào những thập niên đầu sau chiến tranh, đất nước Việt Nam khi đó còn muôn vàn khó khăn, tỷ lệ nghèo đói rất cao, những gia đình Việt Nam chỉ mơ ước có được bữa cơm no, có áo mặc ấm, con em được đến trường học hành tử tế, một cuộc sống không còn đói rét và vất vả.

Nhưng chỉ sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao và đó là cơ sở để tỷ lệ đói nghèo ở mức rất cao – 53% vào năm 1992 (tính theo mức 1,9 USD/ngày và theo tỷ giá PPP năm 2011), giảm 10 lần, còn 5,23% năm 2018, theo chuẩn nghèo đa chiều. Đồng thời, tầng lớp trung lưu cũng tăng lên hơn 15% dân số và đang tăng nhanh.

Để khách quan hơn về cái gọi là thu nhập trung bình thấp, một con số thống kê khác cho thấy, hơn 30 năm qua, nền kinh tế đã tăng trưởng trung bình gần 7%/năm. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gần 5 lần. Việt Nam của ngày hôm nay đã trở thành nền kinh tế đang lên với thu nhập trung bình thấp và một thế lực về xuất khẩu. Tăng trưởng đã diễn ra bao trùm với tỷ lệ nghèo giảm xuống dưới 7%, so với hơn 60% của những năm cuối thập niên 1980.

Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, bẫy thu nhập trung bình, được hiểu là sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đứng mãi trong một khoảng thời gian dài mà không thể vươn lên cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người cơ bản là 4.000-6.000USD/năm.

Còn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế thì đó chính là hiện tượng các nền kinh tế sau thời gian tăng trưởng nhanh bắt đầu chững lại và mắc kẹt ở mức thu nhập trung bình và không tiệm cận được mức của nhóm các nền kinh tế có thu nhập cao. Tóm lại, có thể hiểu bẫy thu nhập trung bình chính là sự chững lại của một nền kinh tế và không thể tiếp tục tiến bộ hơn trong thời gian dài.

Thực tế cho thấy, chúng ta vẫn đang là nước có thu nhập trung bình thấp. Gần đây tốc độ tăng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu còn cao. Năm 2018, dân số Việt Nam đứng thứ 3 trong ASEAN, nhưng quy mô kinh tế là thứ 6.

Điều này cũng có nghĩa, chúng ta phát triển nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài của Việt Nam còn yếu; năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn nhiều hạn chế. Bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều biến động, khó lường với nhiều dự báo đầy lo âu về căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, suy thoái kinh tế, thương mại toàn cầu, biến đổi khí hậu nặng nề..v..v.

“Đừng quên rằng trong báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai của 100 quốc gia, Việt Nam chỉ nằm trong nhóm 4 gồm 58 quốc gia/ nền kinh tế non trẻ. Về tiêu chí liên quan trực tiếp là khoa học công nghệ và nhân lực/ trình độ khoa học, Việt Nam chỉ đứng thứ 90/100. Những người làm khoa học không được quên điều đó” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói.

Chính những thực tế đầy khó khăn, thách thức trên, đòi hỏi Việt Nam phải có bản lĩnh vững vàng, phát huy những thành tựu, kinh nghiệm vừa qua để tự tin tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng và phát huy nguồn nhân lực với những quan điểm và hành động mạnh mẽ.

Muốn vậy, việc xây dựng và hoàn thiện kinh tế thị trường có ý nghĩa quan trọng, là nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững; thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn bó với mô hình tăng trưởng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta thoát khỏi nhóm có thu nhập trung bình thấp để bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Nói cách khác, thể chế thị trường phải hiệu quả, tính minh bạch, rõ ràng và trách nhiệm giải trình là những yếu tố cơ bản của sự phát triển. Hơn nữa, khi Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình, những thách thức phát triển sẽ ngày càng phức tạp và mang tính đa ngành hơn nữa. Do đó, sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban ngành cũng như giữa các cơ quan trung ương và địa phương hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết.

Cuối cùng, vì mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi nhóm nước thu nhập thấp, vì một Việt Nam thịnh vượng, xin dẫn lại lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng: “Những hạn chế yếu kém đó không làm chúng tôi chùn bước mà càng thôi thúc chúng tôi không chỉ có khát vọng, ước mơ, mà phải hành động, phải vươn lên mạnh mẽ và trong tiến trình còn nhiều gian khó thách thức này rất mong có sự hợp tác, đồng hành của quý vị và cộng đồng quốc tế”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Cẩn thận kẻo rơi vào thu nhập thấp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711663395 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711663395 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10