Nghĩ về tấm bằng “Thạc sĩ vừa học vừa làm”

Diendandoanhnghiep.vn Khi xã hội vẫn đánh giá năng lực theo bằng cấp thì còn nhiều người có nhu cầu tìm đến các chương trình học dễ dãi và chương trình đào tạo thạc sĩ vừa học vừa làm có nằm trong sự dễ dãi đó?

Mới đây, khi xử lý hồ sơ sổ sách ở cơ quan, tôi đã cảm thấy bị “choáng” khi tình cờ đọc được “Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT). Theo Quy chế vừa ban hành đã bổ sung hình thức đào tạo thạc sĩ vừa làm vừa học cho chương trình định hướng ứng dụng.

Bộ GD-ĐT cho biết, Quy chế bổ sung hình thức vừa làm vừa học cho chương trình định hướng ứng dụng. Thời gian đào tạo toàn khóa học đối với hình thức đào tạo vừa học vừa làm phải dài hơn ít nhất 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng cơ sở đào tạo.

Quy chế yêu cầu cơ sở đào tạo xây dựng và công khai kế hoạch giảng dạy và học tập; các học phần trong cơ sở đào tạo được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng đối với mỗi học phần không được vượt quá 15 giờ trong một tuần và 4 giờ trong một ngày.

Tổng số tín chỉ đăng ký tối đa trong một năm học không quá 45 tín chỉ với hình thức chính quy và không quá 30 tín chỉ với hình thức vừa làm vừa học.­­­ Nội dung ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong đó phụ lục văn bằng ghi rõ chương trình định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng.

Khoan hãy nói về cái ưu cái khuyết của Quy chế mới này. Chỉ xin nói một số vấn đề nổi bật đang tồn tại của việc đào tạo thạc sĩ hiện nay, xem đó làm tấm gương phản chiếu để chúng ta cần nhìn nhận tính hợp lý của nó.

 Về chuyện đào tạo thạc sĩ hệ chính quy, thực tế cho thấy, thời gian qua “nở rộ” đào tạo thạc sĩ, nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ dễ dãi đang tràn về các tỉnh. Thậm chí nó còn làm dậy sóng dư luận, để lại nhiều quan ngại, lo lắng cho những người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà.

Vậy còn hệ đào tạo vừa học vừa làm thì sao? Dĩ nhiên, cuộc tranh luận bằng tại chức và bằng chính quy sẽ chẳng bao giờ có hồi kết vì hệ nào cũng có cái lý của mình.

Các nhà chuyên môn không ít người cũng ủng hộ bằng tại chức vì trên lý thuyết hai loại bằng cấp này đều thực hiện cùng một khung chương trình, với chuẩn kiến thức, kỹ năng tương đương. Chỉ khác hình thức đào tạo, một bên là chính quy, tập trung, còn một bên tại chức (dành cho người đang làm việc).

Xét trên quan điểm giáo dục, một người có thể học nhiều bằng cấp khác nhau. Và nếu hệ vừa học vừa làm được đào tạo bài bản như trên lý thuyết, quy định thì sự đòi công bằng, duy trì cho tấm bằng vừa học vừa làm là điều hợp lý.

Thế nhưng, giữa lý thuyết và thực tế cách xa nhau một trời một vực. Có sự khác biệt này lỗi nằm ở những nhà đào tạo. Và hãy đừng quên, học chỉ vì chạy theo bằng cấp, chạy theo cái danh sẽ rất nguy hiểm.

Nhìn nhận vấn đề rộng hơn một chút, việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước đã được ví với sự khôi hài là chẳng khác gì cái “lò ấp gà công nghiệp”.

Trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên", Ăngghen cho rằng: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất”. Vì vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất nên sẽ không có vật chất không vận động và không có vận động không gắn với vật chất, đó là nguyên lý bao trùm vũ trụ và xã hội loài người không thể là ngoại lệ.

Nhìn vào thực tiễn, sẽ không có con người trưởng thành nếu cứ khư khư ôm lấy tuổi thơ, sẽ không có chiến binh dạn dày trận mạc nếu cứ muốn được cưng chiều như đứa trẻ chập chững, nói gọn lại là cứ… không chịu lớn.

Và ngành giáo dục, bao năm qua đang làm gì, đổi mới cái gì để cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và quốc tế? Những mong các nhà quản lý suy ngẫm xem thực trạng của ngôi nhà giáo dục Việt Nam đang có những gì và thiếu những gì để tiến hành cải cách cho trọng tâm trọng điểm.

Hơn nữa, cần phải nhìn nhận vào thực tiễn không mấy vui đó là xã hội đang “bội thực” vì một lượng cử nhân thạc sĩ chính quy thất nghiệp. Giờ thêm hình thức đào tạo thạc sĩ vừa học vừa làm nữa thì không biết số lượng thạc sĩ được đào tạo theo Quy chế mới này sẽ “trôi” về đâu trong bối cảnh một xã hội vẫn đang trọng và chạy theo bằng cấp.

Nói cách khác, đây chính là vấn đề đào tạo gắn với việc làm. Rằng, tình trạng thất nghiệp ở nhóm người có trình độ cao ngày càng gia tăng là một phần của việc học không đúng với nhu cầu của xã hội. Vì thế, nếu thực hiện việc đào tạo thạc sĩ theo hướng vừa học vừa làm, rất có thể sẽ tạo thêm gánh nặng trong giải quyết việc làm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghĩ về tấm bằng “Thạc sĩ vừa học vừa làm” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711692356 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711692356 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10