Cấm thanh tra giao lưu ăn uống, nhận quà đối tượng thanh tra để đảm bảo tính khách quan, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra.
>>Thị trường xăng dầu rối loạn vì đa tầng nấc
Có ý kiến cho rằng, các cơ quan thanh tra còn phụ thuộc nhiều vào các cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp. Ví dụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, kinh phí... Cho nên điều này không đảm bảo tính độc lập của cơ quan thanh tra, cũng như người đứng đầu cơ quan thanh tra.
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) nêu nội dung chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, ngày 5/11.
Do đó, đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết quan điểm về ý kiến này và giải pháp khắc phục? Cơ chế của Thanh tra Chính phủ thanh tra, giám sát, đoàn thanh tra như thế nào?
Việc báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dự thảo kết luận thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, hiện nay đặc biệt đối với Thanh tra Chính phủ, toàn bộ những cuộc thanh tra khi dự thảo kết luận phải báo cáo Thủ tướng để xin ý kiến và xin ý kiến tham gia bộ, ngành, đối tượng thanh tra.
Nhưng thời gian tới, việc sửa đổi Luật thanh tra chỉ phải báo cáo trong trường hợp cuộc thanh tra liên quan đến quốc phòng, an ninh; cuộc thanh tra do Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo và cuộc thanh tra do yêu cầu thực tế trong quá trình lãnh đạo mà thủ trưởng cơ quan quản lý yêu cầu báo cáo.
Thanh tra Chính phủ tiếp tục đổi mới phương pháp và cách thức tiến hành điều tra để đẩy nhanh tiến độ thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận và nâng cao chất lượng kết luận thanh tra theo Nghị quyết 45.
Trong đó, quy định trách nhiệm cụ thể cho trưởng, phó đoàn thanh tra, thủ trưởng cơ quan chủ trì, thành viên thanh tra, người giám sát, người thẩm định kết luận thanh tra và có hình thức xử lý nếu để xảy ra lộ lọt, không chuyển các vụ việc vi phạm tội phạm sang cơ quan điều tra…
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng báo cáo về những hành vi cấm trong hoạt động của đoàn thanh tra, như cấm nhận quà, tiền giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức và nghiêm cấm bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra.
Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong rất mong các đại biểu Quốc hội và cử tri giúp Thanh tra Chính phủ giám sát và phản ánh những sai phạm của cán bộ trong đoàn thanh tra.
>>Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp
>>Phát hiện nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng qua thanh tra đột xuất
Tranh luận tại Phiên họp, đại biểu Tạ Văn Hạ chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trong thực tiễn qua thanh tra đã phát hiện những vụ việc tiêu cực. Tổng Thanh tra trả lời chủ yếu là các hoạt động giám sát. Tuy nhiên, đề nghị Tổng Thanh tra nói rõ hơn về cơ chế thanh tra lại hoạt động của đoàn thanh tra, giám sát như thế nào?
Trả lời nội dung này, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, về cơ chế thanh tra lại các đoàn thanh để tìm ra tiêu cực tham nhũng, trong Luật chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Thực tế, khi có yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì ngành vẫn thực hiện. Ví dụ, vừa qua Bộ Công an có một số vụ việc báo cáo Thủ tướng, Thủ tướng giao ngành thanh tra tiến hành thanh tra lại kết quả này.
Để có giải pháp hiệu quả tình trạng này, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 06 và Chỉ thị 719 chấn chỉnh trong hoạt động thanh tra; quy chế tổ chức hoạt động đoàn thanh tra. Đây là giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, phiền hà trong hoạt động của thanh tra.
Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, dư luận có phản ánh, cán bộ thanh tra trong ngành có biểu hiện và dấu hiệu tiêu cực. Do đó, Tổng Thanh tra Chính phủ mong các đại biểu Quốc hội và cử tri phản ánh trực tiếp để Tổng Thanh tra xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
05:05, 01/11/2022
03:30, 23/10/2022
03:02, 22/10/2022
17:27, 21/10/2022
10:00, 21/10/2022