Người đưa AI vào đào tạo tiếng Anh

Diendandoanhnghiep.vn Trong danh sách sách "20 Phụ nữ Việt Nam truyền cảm hứng năm 2021" của Tạp chí Forbes công bố mới đây, Văn Đinh Hồng Vũ là một trong 4 gương mặt doanh nhân được vinh danh.

Từ bỏ công việc "triệu người mơ" tại nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, Văn Đinh Hồng Vũ đồng sáng lập, CEO ELSA đã quyết định theo đuổi con đường gồ ghề mang tên chinh phục ngôn ngữ. Nổi tiếng là đồng sáng lập ứng dụng học tiếng Anh ELSA với 13 triệu người dùng, nhưng ít ai biết, con đường tới thành công đó tốn bao mồ hôi, nước mắt của nữ doanh nhân 8X.

Đeo đuổi vấn đề “tỷ đô”

Đọc thông viết thạo Tiếng Anh nhưng gặp khó khăn khi giao tiếp là một trong những nguyên nhân thôi thúc Đinh Văn Hồng Vũ nghĩ tới việc bắt tay vào giải quyết vấn đề nan giải này.

Không chỉ là vấn đề với cô, nhiều người bạn học chung của Vũ trong lớp MBA ở Đại học Stanford rồi đến một số đồng nghiệp của cô trong công việc tư vấn quản lý. Những người như vậy đều đến từ các quốc gia không dùng tiếng Anh như ngôn ngữ chính.

Chuyện này đã là vấn đề của họ, thì ắt hẳn cũng là vấn đề của rất nhiều người khác nữa. Trong số khoảng 1,5 tỷ người nói tiếng Anh trên toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ước tính có hơn 1 tỷ người không phải người bản ngữ mà chỉ học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai.

Từ đó, cô bắt tay vào hành trình hiện thực hóa ước mơ tạo ra một công cụ dựa trên công nghệ có thể phát hiện chính xác lỗi sai trong tiếng Anh nói của người dùng và cung cấp một giải pháp khắc phục dễ dàng, với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với việc thuê gia sư.

“Người ta thường nói là con người sẽ có xu hướng hối hận với những điều họ KHÔNG làm, hơn là những điều họ ĐÃ làm, nếu được khuyên, Vũ sẽ chỉ khuyên các bạn hãy biết rõ bản thân mình muốn gì, và có can đảm để làm được điều đó”- Văn Đinh Hồng Vũ đồng sáng lập, CEO ELSA 

"Để có giọng Mỹ chuẩn hoặc giọng Anh chuẩn là việc rất khó. Nhưng để nói tiếng Anh một cách tự tin và trôi chảy, để người khác có thể hiểu bạn, thì vấn đề đó có thể được khắc phục. Nếu như có nhiều lợi ích trong một việc như thế, thì tại sao không thử?" Vũ nói.

Có lẽ, Vũ sẽ không thể quên vào thời điểm đó, với một người không có am hiểu về AI hay máy học sẽ là lực cản rất lớn. Vũ quyết định nghỉ ở công việc tư vấn và dành 6 tháng để tìm kiếm một chuyên gia công nghệ cùng cô khởi nghiệp. Trong khoảng thời gian đó, cô trò chuyện với "gần như tất cả mọi chuyên gia về nhận diện giọng nói bằng AI ở khu vực Bay Area" ở San Francisco, để xem mức độ quan tâm đối với ý tưởng của cô và tìm hiểu về quan điểm của họ.

 ELSA có công nghệ không chỉ nghe đúng, mà còn chỉ ra được lỗi sai đến từng âm tiết trong phát âm của người dùng

ELSA có công nghệ không chỉ nghe đúng, mà còn chỉ ra được lỗi sai đến từng âm tiết trong phát âm của người dùng

Nỗ lực tìm kiếm đối tác của Vũ cuối cùng đã dẫn cô đến Đức, quốc gia khi đó là nước chủ nhà của hội thảo lớn nhất thế giới về công nghệ nhận diện giọng nói, sau khi một giáo sư công nghệ khuyên cô "nếu cô không tìm được ai ở đó, thì có lẽ cô nên đóng cửa công ty".

Tại hội thảo với sự góp mặt của 3.000 chuyên gia năm 2014, Vũ gặp Xavier Anguera - một nhà khoa học hàng đầu được cô miêu tả là "một người đã làm nghiên cứu từ rất lâu và đang rất muốn tạo ra ảnh hưởng". Chỉ vài tuần sau, Anguera đã bị Vũ thuyết phục.

Lan tỏa…

Năm 2015, ELSA được xây dựng. Phần mềm này với tiêu chí là nền tảng ngôn ngữ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giúp cải thiện kỹ năng nói và phát âm tiếng Anh thông qua các bài học ngắn cho người học tại các quốc gia mà thứ tiếng này không phải là ngôn ngữ chính. Bản chất của ELSA là dùng máy học (machine learning) để dạy nói tiếng Anh một cách cụ thể.

Trên cương vị nhà đồng sáng lập và Giám đốc công nghệ, Anguera cùng Vũ ngay lập tức bắt tay vào xây dựng một ứng dụng mẫu, lấy dữ liệu đầu vào từ những người nói tiếng Anh không phải dân bản ngữ, và lấy tiếng Anh Mỹ chuẩn mực để làm tiêu chuẩn so sánh.

Đối với Vũ, việc này đồng nghĩa với phải quay về Việt Nam để đào tạo AI vừa được tạo ra, thông qua thu thập dữ liệu từ nhiều đối tượng người nói tiếng Anh khác nhau, từ người lái xe bus cho tới lãnh đạo doanh nghiệp.

Với một lượng dữ liệu lớn được thu thập là phát âm tiếng Anh của người nói tại nhiều quốc gia khác nhau, từ Ấn Độ tới Tây Ban Nha, việc đào tạo AI của ELSA bắt đầu chuyển động.

Sau khoảng 6 tháng tự bỏ tiền túi, Vũ và Anguera nhận được khoản vốn đầu tư ban đầu để phát triển công ty. Đến đầu năm 2018, ELSA được rót thêm 3,2 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm Monk’s Hill Ventures, năm 2019, ELSA tiếp tục nhận được sự hậu thuẫn của Gradient Ventures, một quỹ đầu tư của Google chuyên về lĩnh vực AI. Đầu năm 2021, ứng dụng học tiếng Anh ELSA đã huy động thành công 15 triệu USD trong vòng gọi vốn series B do Vietnam Investments Group và SIG đồng dẫn đầu.

Đại dịch COVID-19 đã mở ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục: đưa hoạt động dạy và học của các trường học thuộc mọi cấp lên mạng Internet, đồng thời tạo ra một nhu cầu khổng lồ cho các ứng dụng học tập. Đây là cơ hội cực kì tuyệt vời cho Văn Đinh Hồng Vũ cũng như ELSA - từng được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng AI thay đổi thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Người đưa AI vào đào tạo tiếng Anh tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713524974 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713524974 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10