Người Mỹ sẽ viết lại nền kinh tế? (Bài 1)

Diendandoanhnghiep.vn Dường như trải qua thời gian, kinh qua khủng hoảng, chủ nghĩa tư bản ngày càng có xu hướng gần hơn với… chủ nghĩa xã hội.

Chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2001 khuyên nước Mỹ

Chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2001 khuyên nước Mỹ "viết lại nền kinh tế"

Khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ là một đặc điểm của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Và, cứ sau một cuộc khủng hoảng chủ nghĩa tử bản lại mạnh thêm.

Những năm 30 của thế kỷ XX chứng kiến cuộc đại khủng hoảng thừa xảy ra ở Mỹ. Nguyên nhân do các nước tư bản chạy đua sản xuất ồ ạt mong đạt lợi nhuận siêu ngạch, sức mua không tăng như kỳ vọng dẫn đến phá sản hàng loạt.

Cuộc khủng hoảng này phản ánh mâu thuẫn giữa tư bản và tư bản, tư bản và thuộc địa, chạy đua xâm chiếm thuộc địa và các khoản chi phí khổng lồ để duy trì bộ máy cai trị khắp thế giới, đặc biệt là Mỹ, Pháp và Anh.

Sau cuộc khủng hoảng này, chủ nghĩa tư bản bắt đầu điều chỉnh cấu trúc, cái giá phải trả là cuộc chiến tranh thế giới thứ II, giới tư bản Mỹ trở nên giàu có hơn, trong khi đó các nước tư bản già như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha mất dần vị thế.

Thế chiến II kết thúc, một loạt các quốc gia thuộc địa giành độc lập, các tổ chức đa phương quốc tế ra đời. Điều này buộc các cường quốc viết lại luật chơi theo hướng công bằng hơn. Vốn đầu tư và công nghệ thay cho súng ống, đạn dược. Về cơ bản các nước nghèo - dù độc lập nhưng đã trở thành “thuộc địa kiểu mới”.

Giai đoạn này chứng kiến “thần kỳ Nhật Bản” trở thành một cực tại châu Á - Thái Bình Dương, từ những năm 90 đến nay là các con rồng châu Á và Ấn Độ, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Qua các cuộc khủng hoảng, chủ nghĩa tư bản không hề “giãy chết”, họ vẫn cho thấy khả năng thích nghi siêu việt. Bằng chứng là các “đế quốc” “thực dân” đã khoác lên chiếc áo mới, quá khứ xâm lược, giết chóc được tẩy sạch, thay vào đó là các nhà đầu tư, phát triển, khai sáng.

Trong nội bộ các nước tư bản điển hình, ngày càng rạch ròi giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Để tránh bị lũng đoạn, các Chính phủ ngày càng cố gắng kiểm soát nền kinh tế, lập ra nhiều doanh nghiệp, nắm những ngành chiến lược để đảm bảo vai trò lãnh đạo.

Các quốc gia tư bản Bắc Âu dường như tách ra thành một nhánh mới, họ có những nền kinh tế phúc lợi, chính phủ phúc lợi, giới chủ tư sản tôn trọng các nguyên tắc thị trường, phát triển hài hòa, bền vững.

Dường như trải qua thời gian, kinh qua khủng hoảng, chủ nghĩa tư bản ngày càng có xu hướng gần hơn với… chủ nghĩa xã hội. Điều này thực sự đã xảy ra ở Mỹ, dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Những thay đổi mang tính hệ thống đã diễn ra ở Mỹ

Những thay đổi mang tính hệ thống đã diễn ra ở Mỹ

Chính quyền ông J. Biden thiên về kiểm soát toàn bộ, tăng thu thuế, tiến tới nắm quyền tái phân phối của cải xã hội bằng việc dùng ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng, đài thọ an sinh xã hội.

Đảng Dân chủ Mỹ tin rằng chính quyền nên thủ giữ một vai trò trong nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội, ngay cả khi điều này có nghĩa là phải dành cho chính quyền nhiều quyền lực hơn cũng như phải tăng thuế để chi trả cho các dịch vụ xã hội.

Quan điểm điều hành của đảng này ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều, và hệ thống doanh nghiệp tự do được điều tiết bởi sự can thiệp của chính quyền.

Nói như vậy có nghĩa, cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc đang diễn ra do tác động to lớn của đại dịch COVID-19 cũng là một cơ hội để các nước tư bản nói riêng và toàn cầu nói chung thay đổi.

Những thay đổi ấy thoạt đầu diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, bằng việc thay đổi phương thức sản xuất, sự biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Bằng chứng là sự xuất hiện của ngành nghề mới, lĩnh vực mới, các thức tạo ra của cải vật chất cũng khác trước.

Cớ sao Amazon, Alibaba không sản xuất thứ gì, không có một nhà xưởng nào, không một nhân công trực tiếp nào vẫn trở thành những gã siêu giàu, nắm quyền chuỗi cung ứng?

Vì sao Uber, Grab không cần trụ sở hoành tráng, không sở hữu chiếc xe nào vẫn có thể làm thay đổi sâu sắc ngành giao thông vận tải? Vì sao các BigTech bắt đầu bị tăng cường kiểm soát gắt gao? Tất cả đều là dấu hiệu của sự thay đổi lớn.

Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ Joseph Stiglitz tin rằng, tăng cường giám sát và tăng thuế sẽ không khiến phương Tây giảm sức cạnh tranh trước các cường quốc mới nổi và Trung Quốc. “Tôi thực ra khá lạc quan rằng chương trình nghị sự mới hiện nay sẽ làm cho nước Mỹ mạnh lên”.

Còn tiếp…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Người Mỹ sẽ viết lại nền kinh tế? (Bài 1) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711627131 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711627131 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10