Người Việt có phải học lại Tiếng Việt “kiểu mới”?!

Diendandoanhnghiep.vn Người Việt có phải học lại Tiếng Việt theo “kiểu mới” khi mà bản thân Tiếng Việt vốn đã rất ổn định, rất trong sáng?

Mới đây một đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần từng âm tiết trong từng trường hợp cụ thể. Cách đánh vần này không giống với cách đánh vần thông thường. Nhất là chữ “k”, “qu”, “c” đều đọc là “cờ”..v..v.

Cô giáo dạy học sinh cách đánh vần "lạ" (Ảnh: Từ clip).

Cô giáo dạy học sinh cách đánh vần "lạ" (Ảnh: Từ clip).

Đoạn clip sau khi được đăng tải ít giờ đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, chia sẻ và bình luận trái chiều. Nhiều ý kiến tỏ ra hoang mang khi cho rằng cách đánh vần này không giống với cách đánh vần thông thường mà trước đây các phụ huynh từng được học.

Được biết, cách đánh vần này được dạy trong cuốn “Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1” của Giáo sư Hồ Ngọc Đại chủ biên, do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành. Và theo lời Giáo sư Đại thì “Từ năm 1985, chương trình này đã triển khai mở rộng ra 20 tỉnh, đến năm 2000 có 43 tỉnh, thành. Đến năm nay có 49 tỉnh với hơn 800.000 học sinh học theo chương trình này”.

Liên quan đến cách đánh vần lạ và những phản ứng của dư luận, ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng: “Cái lạ này” xảy đến bởi các phụ huynh trước đây quen với cách đánh vần như chương trình đại trà hiện hành. Nhưng tài liệu Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại thì đi theo hướng ngữ âm học và bao nhiêu năm nay đã tổ chức, triển khai dạy học như thế rồi chứ không phải năm nay mới có, thực chất không phải cái gì đó mới hay phát hiện mới lạ. Có thể với những phụ huynh thấy lạ tai nên câu chuyện mới xôn xao như vậy, chứ những năm trước đây những trường, địa phương theo chương trình này đã dạy học như vậy mà không có vấn đề gì”.

Thậm chí, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết có nói, Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục càng không phải sách viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhưng Giáo sư Hồ Ngọc Đại và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chuẩn bị 1 bộ sách công nghệ giáo dục tiểu học (hết lớp 5) để tham gia chương trình mới.

Như vậy chưa biết chừng, bộ tài liệu Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại có thể trở thành một bộ sách giáo khoa mới (cấp tiểu học), chỉ cần hội đồng thẩm định thông qua theo thủ tục.

Có thể chúng tôi chưa hiểu hết cái hay, cái ưu việt của cái tài liệu gọi là Công nghệ giáo dục. Vấn đề đặt ra là, có bao nhiêu cha mẹ học sinh của hơn 800 ngàn em này biết rằng con mình đang bị/được “thí điểm” Công nghệ giáo dục và họ đã đồng ý? Cũng như việc các bậc phụ huynh dù là giáo sư các ngành khác cũng không hiểu các khái niệm này phát âm này thì làm sao dạy con cháu họ được?

Có vị giáo sư đầu ngành về Sinh học từng chia sẻ: “Làm thí nghiệm chuột bạch người ta cũng chỉ dùng đến 50 con là cùng. Ấy thế mà các loại mô hình, “tài liệu tương đương sách giáo khoa” được đem đi thí điểm cho hàng trăm ngàn học sinh, suốt từ năm này qua năm khác mà không ai ý kiến gì. Chưa thấy quốc gia nào trên thế giới này lại “thí điểm” học sinh vô tội vạ như thế”.

Trong khi Luật Giáo dục hiện hành lẫn Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 quy định cả nước sử dụng một chương trình, một bộ sách giáo khoa. Vậy, tại sao sách Công nghệ giáo dục vẫn “ung dung” vào trường học dưới dạng “thí điểm”, “đề tài khoa học”?

Hơn nữa, sách Công nghệ giáo dục đã được thực nghiệm mấy chục năm, nhưng đến giờ người ta vẫn không thể đưa ra câu trả lời đánh giá tính đúng - sai và tính hiệu quả trong giáo dục của chương trình, dù chỉ giới hạn trong sự cải cách dạy học sinh lớp 1 đánh vần Tiếng Việt.  Đã đến lúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên cho phép song hành hai cách phát âm như vậy?

Người Việt có phải học lại Tiếng Việt theo “kiểu mới” khi mà bản thân Tiếng Việt vốn đã rất ổn định, rất trong sáng? Đã trong sáng thì nên giữ gìn sự trong sáng đó, vì nó là văn hóa, là “hồn cốt” của dân tộc. Ấy thế mà, vẫn có một số người không ngừng nuôi tham vọng “cải tổ” cả một nền văn hóa có lịch sử ngàn đời.

Liệu rằng, trách nhiệm của một mình cá nhân đó và một số người liên quan có sá gì với nguy cơ băng hoại cả một nền văn hóa?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Người Việt có phải học lại Tiếng Việt “kiểu mới”?! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713986251 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713986251 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10