Nguồn vật liệu cho cao tốc Bắc – Nam phía Đông được “gỡ khó”

Diendandoanhnghiep.vn Trước tình trạng khan hiếm vật liệu làm đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép vật liệu xây dựng thông thường cho dự án này…

hihihi

Thi công hầm chui Tam Điệp dự án Mai Sơn Quốc lộ 45 đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Ảnh: ĐT.

Theo báo cáo của một số địa phương thuộc phạm vi dự án và Bộ GTVT, nguồn vật liệt xây dựng (VLXD) khai thác tại các mỏ còn thời hạn chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của dự án đường cao tốc Bắc - Nam

Cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm quốc gia, nếu không đủ vật liệu cung cấp cho các dự án thành phần sẽ dẫn tới nguy cơ không hoàn thành đúng tiến độ theo yêu cầu. Do vậy cần “cơ chế đặc thù” để tháo gỡ khó khăn vướng mắc khi cấp mới cũng như khi tăng công suất cho các mỏ VLXD đã cấp phép.

Theo đó, UBND tỉnh, TP có dự án cao tốc đi qua được phê duyệt các khu vực khoáng sản làm VLXD đã có trong quy hoạch khoáng sản liên quan, đủ tiêu chuẩn và chỉ phục vụ thi công Dự án đường cao tốc là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. 

Đối với khu vực khoáng sản mới chưa cấp phép (thăm dò, khai thác), chỉ cấp cho nhà đầu tư (đối với dự án theo hình thức PPP và BOT), nhà thầu (đối với dự án đầu tư công) thi công Dự án đường cao tốc khi có đề nghị và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Nội dung giấy phép khai thác phải quy định trách nhiệm huy động toàn bộ công suất khai thác ghi trong giấy phép để cấp vật liệu cho Dự án đường cao tốc.

Đối với các mỏ khoáng sản làm VLXD (trừ cát, sỏi lòng sông, cửa biển) đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác (không tăng trữ lượng đã cấp phép), không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường...

Đối với trường hợp nâng công suất, UBND tỉnh, TP có dự án đi qua chỉ cho phép nâng công suất không quá 50% khi hoạt động khai thác, đáp ứng yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác.

Nội dung giấy phép khai thác phải xác định địa chỉ sử dụng khoáng sản là nhà đầu tư/nhà thầu của dự án thành phần đường cao tốc; nghiêm cấm việc nâng giá, ép giá, nếu vi phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật.

Kiểm soát chặt chẽ khối lượng khoáng sản khai thác thực tế để yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định; thực hiện việc công bố đầy đủ giá vật liệu xây dựng trên địa bàn theo quy định, không để xảy ra thất thoát tài sản Nhà nước.

UBND tỉnh, TP có dự án đi qua cần đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian khi thực hiện thủ tục cấp phép khai thác VLXD cung cấp cho Dự án đường cao tốc thuộc địa bàn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân không làm tròn trách nhiệm hoặc bao che cho hành vi đầu cơ, nâng giá vật liệu để trục lợi.

Thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD đã cấp đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.

hhihihi

Thi công trên công trường gói thầu XL-04 cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Đặc biệt, kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân bán VLXD cho tổ chức, cá nhân khác hoặc không cung cấp VLXD cho nhà đầu tư/nhà thầu đã ghi trong giấy phép, đồng thời thu hồi giấy phép đã cấp để cấp cho nhà đầu tư/nhà thầu theo quy định.

Bộ TN&MT hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trước ngày 31/7 tới chủ trì, phối hợp với các Bộ GTVT, Xây dựng, Công an, Công Thương, Tài chính, NN&PTNT, LĐTB&XH thành lập 5 Đoàn kiểm tra công tác quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD cung cấp cho các Dự án đường cao tốc.

Được biết, dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 bao gồm 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh với tổng chiều dài khoảng 653km, nhu cầu vật liệu đất đắp cho toàn bộ dự án là khoảng 52 triệu mét khối với 143 mỏ, trong đó bao gồm 81 mỏ đang khai thác (tổng trữ lượng khoảng 63,2 triệu mét khối), 12 mỏ đã hết thời hạn khai thác đang chờ gia hạn (tổng trữ lượng 28,8 triệu mét khối) và 82 mỏ trong quy hoạch nhưng chưa cấp phép khai thác (tổng trữ lượng khoảng 101,3 triệu mét khối) đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu vật liệu đất đắp cho toàn bộ dự án.

Tuy nhiên, tại một số dự án thành phần, như dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình hiện chỉ có 1 mỏ (trữ lượng 4,8 triệu mét khối); Vĩnh Hảo - Phan Thiết gồm 6 mỏ (tổng trữ lượng khoảng 4,17 triệu mét khối), Phan Thiết - Dầu Giây có 6 mỏ (tổng trữ lượng khoảng 6 triệu mét khối) dù đã có trong quy hoạch nhưng chưa được địa phương cấp phép khai thác.

Hơn nữa tại dự án Phan Thiết - Dầu Giây, nếu trong trường hợp 6 mỏ được cấp phép kịp thời vẫn thiếu khoảng 1,4 triệu mét khối do trong quá trình thực hiện công tác khảo sát mỏ vật liệu, bước thiết kế kỹ thuật có sai khá lớn với thực tế. Cụ thể trong hồ sơ khảo sát tổng trữ lượng là 20 triệu mét khối nhưng tổng trữ lượng thực tế chỉ đạt 4,1 triệu mét khối.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguồn vật liệu cho cao tốc Bắc – Nam phía Đông được “gỡ khó” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714084567 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714084567 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10