Nhân lực không chỉ được xem là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng mà còn là nguồn vốn để doanh nghiệp Việt phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế số đang lan toả mạnh mẽ.
Tại tập đoàn TH True milk, điều kiện làm việc cho nhân viên được xem là một lợi thế cạnh tranh của tập đoàn này. Theo như lời bà Thái Hương, Chủ tịch tập đoàn thì ở TH, 100% nhân viên được đánh giá thường xuyên hiệu suất công việc và phát triển sự nghiệp.
Từ đầu năm 2018, hiện thực hóa tầm nhìn của TH là trở thành nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, TH đã ứng dụng phần mềm mới nhất cho việc quản lý nguồn nhân lực là SAP.
Phần mềm này cho phép quản lý nhân lực dựa vào số liệu thời gian thực, cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho cấp quản lý phân tích về mọi mặt như: Đào tạo hội nhập cho nhân viên mới; Quản lý đào tạo và quản lý hiệu suất; Tuyển dụng, đào tạo và đào tạo kế cận; Quản lý tài năng và phân tích chỉ số nhân sự.
Mặt khác, doanh nghiệp này cũng gắn chặt với các mục tiêu của Phát triển bền vững về giảm yếu tố bất bình đẳng và tôn trọng quyền bình đẳng giới, TH cũng có riêng bộ Quy tắc ứng xử tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, hệ thống báo cáo vi phạm “Hãy lên tiếng” là một hệ thống quy trình được điều hành bởi mọt một ủy bản độc lập cũng là nơi giải quyết các sự cố trong công việc với mục tiêu cuối cùng là tìm ra giải pháp để hài hòa lợi ích giữa các bên.
Có thể bạn quan tâm
23:50, 26/11/2019
22:18, 26/11/2019
20:15, 26/11/2019
11:30, 26/11/2019
19:51, 26/11/2019
Những câu chuyện như TH không phải là hiếm ở các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tư duy gìn giữ và đào tạo được nguồn nhân lực để phục vụ cho phát triển bền vững vẫn còn chưa rõ rệt. Nhiều nơi vẫn còn tình trạng “vắt chanh bỏ vỏ” và thờ ở trong công tác đào tạo và phát triển nguồn vốn này.
Theo kết quả điều tra của VCCI, một thách thức quan trọng là Việt Nam chỉ có 8% lao động có trình độ đại học. 80% - 85% doanh nghiệp phàn nàn vì khó tuyển dụng lao động có kỹ năng quản trị và tay nghề kỹ thuật. Thống kê của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng chỉ ra, Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế chưa sẵn sàng cho nền kinh tế số mà chất lượng nguồn nhân lực là một rào cản.
VCCI khuyến nghị cần đẩy mạnh giáo dục theo hình thức đối tác công - tư và vai trò của tư nhân trong lĩnh vực đào tạo cần phải đóng vai trò then chốt. Về nội dung đào tạo cần đẩy mạnh phương thức giáo dục đào tạo “gắn xưởng với trường” và rút ngắn thời gian đào tạo đại học chuyên ngành (ví dụ chỉ cần 2 năm) để bắt kịp xu thế thay đổi của công nghệ và đáp ứng nhanh yêu cầu về nguồn cung lao động chất lượng cao, chú trọng các chương trình ưu tiên STEAM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học).
Theo đánh giá của các chuyên gia WB, xu thế hội nhập sẽ kéo theo tính cạnh tranh trong thị trường nhân lực sẽ rất cao, trong khi mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm. Không những thế, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số sẽ làm cho lợi thế lực lượng lao động trẻ mất dần đi theo thời gian.
Vì vậy, để đảm bảo chất nguồn vốn nhân lực lâu dài, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho câu chuyện vốn nhân lực, đặc biệt là giải quyết vấn đề chênh lệch đối với các nhóm dân tộc thiểu số (tỉ lệ thấp còi, giáo dục, công việc). Bên cạnh đó là tập trung tăng cường phát triển lực lượng lao động.
Ngoài ra, cần thúc đẩy cải cách các Chương trình Mục tiêu quốc gia, cải cách hệ thống Giáo dục đại học, thu hút thêm nữa sự đầu tư và tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, từ đó tạo ra kết nối chặt chẽ hơn giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động