Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng của ngành dệt may

Diendandoanhnghiep.vn Hai thách thức lớn nhất ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt là đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và đứt gãy cung ứng lao động.

fd

Ngành dệt may rất khó có thể duy trì được các hoạt động sản xuất kinh doanh bởi ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, 7 tháng đầu năm 2021, toàn ngành dệt may xuất khẩu đạt giá trị gần 23 tỷ USD. Nếu kiểm soát được dịch bệnh, năm nay toàn ngành có thể xuất khẩu được 40 tỷ USD.

Tuy nhiên theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sang tháng 8 với những khó khăn đang diễn ra vô cùng phức tạp, ngành dệt may rất khó có thể duy trì được các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đầu tiên là khó khăn do việc thực hiện Chỉ thị 16 đã tạo áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp dệt may, làm tê liệt hệ thống sản xuất của doanh nghiệp ở 19 tỉnh phía Nam. Việc kiểm soát đi lại khiến sản xuất của doanh nghiệp bị đứt gãy, công nhân không đi làm được… nên rất khó cho đơn hàng sắp tới. Tiếp đến là khó khăn trong luân chuyển hàng hóa giữa các địa phương có dịch và từ nước ngoài vào Việt Nam.

Theo ông Giang, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, hoạt động sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp dệt may ở các tỉnh phía Nam phải tạm ngưng. Ngoại trừ doanh nghiệp trong ngành dệt, sợi còn tổ chức sản xuất thì 35% doanh nghiệp ngành may đóng cửa, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải đóng cửa vĩnh viễn. Vẫn có những doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” hay “1 cung đường 2 địa điểm" nhưng tình hình cũng không khá hơn.

Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết hiện nay ở cả 4 khu vực sản xuất của Tổng công ty tại Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình đều gặp khó trong tổ chức sản xuất, nhất là người công nhân đi làm phải di chuyển qua nhiều xã, huyện. Tại Hà Nội, May 10 đã xây dựng phương án “ba tại chỗ” tại các trường cao đẳng, mầm non, kí túc xá cho khoảng 700 người/tổng số 2.000 người. Song theo ông Việt, đây chỉ là giải pháp tạm thời để giải quyết các đơn hàng gấp.

Hầu hết các doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng khó khăn chưa từng có và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh trong thời gian tới đặc biệt lo ngại tình trạng xuất hiện ca F0 trong nhà máy làm gián đoạn sản xuất.

fd

Vitas cho rằng nếu từ đây đến tháng 9 mà Việt Nam vẫn chưa thể kiểm soát được dịch bệnh, ngành dệt may sẽ chịu nhiều tổn thất. 

Việc đi lại trong nước gặp khó, hoạt động xuất khẩu cũng khó không kém. Chi phí vận chuyển trong thời gian qua đã lên rất cao, đến thời điểm hiện tại giá cước vận chuyển một container 40 feet từ Việt Nam sang châu Âu đã vượt ngưỡng 11.000 đô la Mỹ. Tình trạng ùn tắc giao thông bên ngoài cảng Cát Lái làm các doanh nghiệp luôn rơi vào tình cảnh giao nhận hàng không đúng thời gian quy định trong hợp đồng trong những ngày gần đây đã nói lên điều đó.

“Chính vì những yếu tố này đã khiến chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành dệt may đứt gãy đến 90%”, ông Vũ Đức Giang cho biết. Ngành dệt may cũng là 1 trong 4 hiệp hội cùng nhau gửi công văn tới Thủ tướng, kiến nghị đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine hoặc hỗ trợ doanh nghiệp mua vaccine để tiêm cho người lao động của các ngành hàng xuất khẩu

Trước những khó khăn đó, Vitas cho rằng nếu từ đây đến tháng 9 mà Việt Nam vẫn chưa thể kiểm soát được dịch bệnh, ngành dệt may sẽ chịu nhiều tổn thất. Tính toán của Vitas cho thấy hiện có chưa đầy 1% trong tổng nhu cầu của doanh nghiệp dệt may được tiêm chủng, nên người lao động không yên tâm đi làm. Do đó, chiến lược vaccine là giải pháp quan trọng nhất trong thời điểm này, cùng với đó là giải pháp có giấy phép đi lại sau khi hết giãn cách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng cần sẵn sàng kích hoạt các phương án trong tình trạng áp dụng Chỉ thị 16 tại các địa bàn có nhà máy. Cố gắng phục vụ được 30-40% đơn hàng. Tập trung cao vào cải thiện năng suất lao động những tháng cuối năm với giải pháp tổng hợp cả quản lý – công nghệ, thiết bị – đãi ngộ công nhân viên. 

Cùng với đó, ông Trường cho rằng cần xây dựng phương án kinh doanh năm 2022 với hai kịch bản dịch hết quý 3/2021 và kịch bản kéo dài thêm 1-2 quý nữa. Nghiên cứu loại hình hợp đồng sản xuất phù hợp điều kiện kinh doanh mới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng của ngành dệt may tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713518833 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713518833 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10