Nguy cơ nào đe dọa Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Trung sắp tới?

Việt Nga 02/03/2019 05:48

Bất chấp những tín hiệu tốt đẹp từ cả Washington và Bắc Kinh, dường như vẫn còn quá khó để dự đoán về kết quả cuộc đàm phán cấp cao sắp tới.

Mặc dù Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đã kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận nào, nhưng những tín hiệu gần đây từ Washington cũng như Bắc Kinh đã cho thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dường như đã hạ nhiệt. Các vòng đàm phán thương mại song phương gần đây nhất, hai bên đã đạt được sự đồng thuận về các vấn đề ngoại vi và đạt được một số những tiến bộ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, dịch vụ hay xây dựng hàng rào phi thuế quan.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm kết thúc?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm kết thúc?

    11:01, 29/11/2018

  • “Lối thoát” nào cho chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?

    “Lối thoát” nào cho chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?

    02:55, 24/11/2018

  • Đàm phán Mỹ - Trung tiến triển, Trump - Tập có thể gặp nhau

    Đàm phán Mỹ - Trung tiến triển, Trump - Tập có thể gặp nhau

    11:00, 23/02/2019

  • Mỹ - Trung tiếp tục đàm phán, những gì sẽ tranh luận sắp tới?

    Mỹ - Trung tiếp tục đàm phán, những gì sẽ tranh luận sắp tới?

    11:00, 21/02/2019

  • Mỹ - Trung và mâu thuẫn mang tính chất hệ thống

    Mỹ - Trung và mâu thuẫn mang tính chất hệ thống

    11:00, 19/02/2019

  • Tín hiệu mới trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung

    Tín hiệu mới trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung

    06:00, 14/02/2019

Về phía Trung Quốc, dường như Bắc Kinh rất kiên định trong các vấn đề liên quan đến vai trò của các doanh nghiệp nhà nước. Điều này cho thấy quan điểm rõ ràng của chính quyền của ông Tập Cận Bình, rằng ông có thể nhượng bộ ở lĩnh vực nào, nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ không thay đổi cấu trúc nền kinh tế, nhà nước vẫn sẽ kiểm soát các lĩnh vực quan trọng. Bên cạnh đó, mục tiêu của "Made in China 2025" - chương trình chiến lược của đất nước nhằm đạt được vai trò thống lĩnh trong các lĩnh vực công nghệ cao, là không thay đổi.

Bắc Kinh sẽ nhấn mạnh vào các hành động đối ứng của Hoa Kỳ trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào

Bắc Kinh sẽ tập trung vào các hành động đối ứng với Mỹ trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào

Quyết định hoãn tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc của Mỹ, tưởng như là dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề cần giải quyết tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, có khả năng diễn ra vào cuối tháng 3 tới đây tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Như mọi Hội nghị thượng đỉnh khác, khả năng thành công là nhiều, trong khi nguy cơ thất bại cũng không ít.

Sau khi Washington và Bắc Kinh liên tục "ăn miếng trả miếng" nhau về vân đề thuế quan, tính đến thời điểm hiện tại, tổng mức thuế đã lên tới 360 tỷ USD hàng hóa trong thương mại song phương. Mặc dù hai nguyên thủ đã tuyên bố tạm ngưng chiến vào tháng 12 năm ngoái và đồng ý không tăng thuế quan trong thời hạn 90 ngày, thế nhưng Mỹ vẫn sẵn sàng tăng gấp đôi thuế quan đối với phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu như những yêu cầu của Washington không được đáp ứng.

Trên đường đến Hà Nội tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, Tổng thống Trump đã có một Tweet rằng, thỏa thuận với Trung Quốc ở “giai đoạn tiến bộ. Mối quan hệ giữa hai quốc gia rất tốt. Do đó, tôi đồng ý hoãn tăng thuế. Hãy cùng chờ xem điều gì sẽ xảy ra”.

Theo thông tin từ Nhà Trắng, Trung Quốc đã cam kết mua trở lại, hoặc tăng hạn mức thu mua nông sản Mỹ, nhưng cái đích mà Washington nhằm tới lại là các thay đổi trong chiến lược công nghiệp của Trung Quốc và sự bảo hộ có hiệu lực đối với công nghệ Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng khẳng định rằng, thỏa thuận thương mại tới đây sẽ bao gồm điều khoản ngăn không cho Bắc Kinh tự làm suy yếu đồng nội tệ yếu để vô hiệu hóa thuế quan Mỹ. Trong khi đó, giới phân tích lại cho rằng, tính phức tạp và việc kiểm soát một thỏa thuận như vậy là rất khó để dự thảo vào văn bản.

Ông Gregory Daco - một nhà kinh tế từ Oxford Economics mong đợi một thỏa thuận “hữu hảo, trong đó Trung Quốc cam kết sẽ nhập khẩu nhiều hơn nông sản Mỹ, cũng như có hành động cụ thể để xây dựng một đồng tiền ổn định, cũng như đảm bảo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ được ký kết vào các tuần tới”.

Tuy nhiên, nhà kinh tế Gregory Daco cũng bổ sung rằng: “không thấy trước một sự rút lại của mức thuế quan đang tồn tại, và lại thấy những căng thẳng liên quan đến các tham vọng chiến lược của Trung Quốc, khi chính sách công nghiệp, việc chuyển giao công nghệ, việc các cơ chế để xác định và thực thi vẫn còn nguyên”

Sự bối rối đã nảy sinh trong một cuộc trao đổi tại Phòng Bầu dục giữa Tổng thống Trump và Đại diện Thương mại Mỹ  Robert Lighthizer khi một nhà báo nêu câu hỏi về bản ghi nhớ, hoặc các bản ghi nhớ sẽ được ký kết.

Tổng thống Trump cho rằng không thích các bản ghi nhớ, vì muốn có cái gì đó ràng buộc nhiều hơn; trong khi Lighthizer lại giải thích rằng, thực ra các bản ghi nhớ là các hợp đồng, chỉ bị mâu thuẫn bởi Tổng thống Trump. Điều này đã khiến Phó Thủ tướng - Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Lưu Hạc bật cười.

Về phía mình, Trung Quốc đã nhanh chóng thay đổi dự thảo Luật Đầu tư mới. Theo đó, nước này sẽ bãi bỏ yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ cho đối tác trong nước - một yêu cầu chủ yếu của phía Mỹ. Dự luật cũng bao gồm các bước khác nhằm bình đẳng hóa sân chơi kinh doanh - một điều mà các đối tác phương Tây đã yêu cầu từ lâu.

Quốc hội Trung Quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua dự thảo Luật Đầu tư vào kỳ họp tháng 3 - chỉ hai tháng sau khi dự thảo được thảo luận lần đầu.

Nếu may mắn, các vấn đề nổi bật liên quan đến các cơ chế thực thi sẽ được thống nhất trong các cuộc gặp gỡ song phương trong vài tuần tới, để tiến đến một thỏa thuận cuối cùng vào tháng 3 tới. Tuy nhiên, Washington gần như chắc chắn sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới nếu Bắc Kinh không chịu nhượng bộ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nguy cơ nào đe dọa Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Trung sắp tới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO