Lễ hội biến tướng và thứ tinh thần giả tạo

Diendandoanhnghiep.vn Phải chăng, người ta cho rằng những việc làm thất đức hễ cứ đến chùa khấn vái, cúng tiền sẽ được tha...?

Một buổi chiều sau tết Nguyên đán, khi tôi vừa dừng xe ở trạm xăng, bỗng dưng có chiếc xe khách 16 chỗ ngồi vội vàng đỗ ngay trước mặt, đành phải dừng lại nhường đường.

Vài kiện hàng dội xuống lăn lóc, vài hành khách nháo nhào ở bên trong, một thanh niên nhỏ thó từ đâu trong xe lao mất kiểm soát xuống sát lòng đường y chang kiện hàng lúc nãy, anh ta mềm nhũn, nôn thốc nôn tháo, nằm cong queo bất động, chầy lên đống chất thải từ miệng trát khắp người.

Nhà xe bỏ mặc anh ta chạy vút đi rất nhanh, rất đông người qua lại, ai cũng ném vào anh ta cái nhìn nhạt thếch rồi lờ đi, anh ta vẫn nằm đó, tôi nghĩ “không có ai giúp đỡ không chừng anh ta chết mất…”

Đúng lúc một người phụ nữ trung niên đến hỏi han, tôi cùng người phụ nữ ấy lấy nước cho anh ta rửa mặt, dìu anh ta vào gốc cây nằm nghỉ. Sau đó, có vẻ tạm ổn tôi có việc phải đi.

Trên đường, tôi bắt đầu miên man, mười mấy phút đồng hồ, hàng trăm lượt người qua lại, chắc sẽ có người đã từng đến đền, chùa để thắp hương cầu nguyện, xin xỏ đủ thứ chuyện. Tôi tạm cho đó là một phép thử nhỏ về tình đồng loại. Ấy vậy mà…!

Biết đâu được anh ta là trụ cột một gia đình, đứa con hiếu thảo, thanh niên tốt bụng, mà dù sao đi nữa trong lúc thập tử nhất sinh, mạng người quan trọng hơn cả.

Đình chùa, miếu mạo mọc lên như nấm chưa hẳn cho thấy người Việt mình quá giàu có về mặt tinh thần, tâm linh. Mà đôi khi, sự lung lạc nào đó trong đời sống hàng ngày khiến con người tìm sự an ủi ảo vọng.

Náo loạn ở lễ hội chọi trâu

Náo loạn ở lễ hội chọi trâu

Nói về thực trạng cúng bái, mê tín dị đoan tràn lan như hiện nay, nhiều người cắt nghĩa do “phú quý sanh lễ nghĩa”, một khi sự lạm dụng thần linh gắn với tâm lý hào hứng đời sống vật chất được nâng cao thì không còn ai có thể phản biện được.

Nhưng, thực tế có phải như vậy, sao không đặt một logic theo hướng khác? Kinh tế phát triển kéo theo đời sống tinh thần, dĩ nhiên đúng, nhưng sao không thấy ai nói đến một dư địa sau đó, dân trí tăng lên, dễ dàng tiếp cận với thế giới văn minh mà dần xa hủ tục, lạc hậu.

Lễ hội, bản thân nó là hiện thân của văn hóa làng xã đặc sắc ở nước ta, sâu xa trong mỗi lễ hội hàm chứa một vài niềm tin giúp con người thêm động lực tồn tại đến ngày nay. Lẽ ra, với bề dày lịch sử và ý nghĩa thiêng liêng của nó “chém lợn”, “đâm trâu”, “giết bò”… phải gọi là cấm cãi.

Thế nhưng, năm nào cũng vậy, sau tết Nguyên đán lại xuất hiện luồng ý kiến kêu gọi “thôi đối xử tàn bạo với súc vật”, thở dài ngán ngẩm với các kiểu lễ hội.

Tại sao lễ hội vốn sinh ra từ cuộc sống bây giờ trở nên lạ lẫm vô cùng? Ý nghĩa của nó bị lãng quên dần, Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) là người có công đánh giặc Nguyên Mông tự nhiên bị gắn thêm chức năng ban phát tài lộc, chức tước.

Bà Chúa kho ở Bắc Ninh, lịch sử ghi nhận là người phụ nữ khéo léo sản xuất tích trữ lương nuôi binh, trông coi lương thực quốc gia trong thời kỳ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Tống. Không biết từ khi nào bỗng có thể “cầu may, vay lộc, bớt bực mình…!”

Phết Hiền Quan có sức mạnh phi thường!

Phết Hiền Quan có sức mạnh phi thường!

Thay vào đó là con số thống kê tiền bạc vô cùng hấp dẫn. Ví dụ: “đền ông Hoàng Mười (Nghệ An) mỗi năm nộp ngân sách 11 tỷ đồng”; “mỗi mùa lễ hội số tiền giao dịch ở chùa Hương là 700 tỷ đồng”…

Thậm chí, cách đây mấy ngày, một tờ báo đã giật tít vô cùng kích thích “Người đàn ông trúng Jackpot 25 tỷ đồng sau khi đi lễ ở đền Bảo Hà”. Không biết để tạo sức hút cho bài viết, quảng bá cho ngôi đền hay trò chơi xổ số.

Đang nở rộ lĩnh vực “du lịch tâm linh”, ở góc độ kinh tế đó là sự “nhạy bén” của những người đầu tư, họ chỉ giải quyết phần “cung” trên thị trường. Nhưng đó là mảnh đất màu mỡ để sinh sôi hủ tục, mê tín.

Ấn Đền Trần còn được đặt hàng chuyển đi khắp nơi!

Ấn Đền Trần còn được đặt hàng chuyển đi khắp nơi!

Xã hội phương Tây phát triển hơn chúng ta về kinh tế là do coi trọng khoa học, công nghệ, nhờ “duy vật” mạnh mẽ nên họ đã phá được những thứ mà hàng ngàn năm trước vốn thuộc về thế lực siêu nhiên nào đó.

Galileo bị khép tội tử hình cũng vì dám tôn trọng khoa học “dù sao trái đất vẫn quay”, tiền đề này đặt nền móng quan trọng cho thiên văn học sau này.

Trong thế giới văn minh, kỷ nguyên 4.0 và trí tuệ nhân tạo, vì sao rất nhiều người Việt còn đặt niềm tin vào nơi chưa một lần được thấy hình hài đen đỏ? Phải chăng, người ta cho rằng những việc làm thất đức hễ cứ đến chùa khấn vái sẽ được tha!?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lễ hội biến tướng và thứ tinh thần giả tạo tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713514206 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713514206 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10