Nguyễn Ái Quốc viết, vẽ và làm báo

Diendandoanhnghiep.vn Sự nghiệp báo chí của Nguyễn Ái Quốc khiến chúng ta kinh ngạc, cả với tư cách người viết, người vẽ và người làm báo.

>> Truyền thông và doanh nhân

Những bài báo đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc cũng phải nhờ Phan Văn Trường chắp bút. Trần Dân Tiên, trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch viết: “Nhược điểm về tri thức làm cho ông Nguyễn rất khó chịu. Nhất là ông Trường không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nói. Vì vậy, ông Nguyễn bắt tay vào việc học làm báo”.

Quá trình khổ luyện của Nguyễn Ái Quốc để học viết báo được Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch nói trên và về sau được chính Hồ Chí Minh kể lại trong bài Cách viết.

Viết và vẽ

Theo đó, bài báo đầu tiên của Hồ Chí Minh được đăng trên tờ Sinh hoạt công nhân (La vie ouvrière). Đó có lẽ là bài 10 trường học, 1500 đại lý rượu (La vie ouvrière, số 100, ngày 01 tháng 04 năm 1921).

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển báo chí cách mạng Việt Nam và việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm báo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển báo chí cách mạng Việt Nam và việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm báo.

Miệt mài làm việc trong thư viện, Nguyễn Ái Quốc còn học viết văn qua việc đọc tác phẩm của những văn hào thế giới, như Shakespeare, Dickens (bằng tiếng Anh), Lỗ Tấn (bằng tiếng Trung) và Hugo, Zola (bằng tiếng Pháp). Trần Dân Tiên viết: “Anatole France và Léon Tolstoï có thể nói là những người đỡ đầu văn học cho ông Nguyễn.

Đọc những truyện ngắn của Anatole France và Léon Tolstoï, ông Nguyễn thấy hứng thú về văn chương giản dị và tự nhủ: ‘Người ta chỉ cần viết điều gì người ta thấy và cảm, bằng cách nắm lấy màu sắc và hoạt động của sự vật như thế thì viết cũng không khó lắm.” Trần Dân Tiên cho biết, truyện ngắn Pháp ngữ đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là Cảnh sinh hoạt của thợ thuyền An Nam đăng hai kỳ trên tờ L’Humanité, số ra ngày 18 tháng 03 năm 1922. 

Biếm họa của Nguyễn Ái Quốc trên tờ Le Paria 1922

Biếm họa của Nguyễn Ái Quốc
trên tờ Le Paria 1922

Những thành công ban đầu đã khuyến khích Nguyễn Ái Quốc trở thành một nhà báo năng nổ và độc đáo. Học giả Hoa Kỳ Brent Hayes Edwards, trong bài The Shadow of Shadows (Bóng của những cái bóng), khi so sánh sự tương đồng giữa Nguyễn Ái Quốc và nhà hoạt động cách mạng người Sénégal Lamine Senghor, có viết: “Trong bài này, tôi sẽ tập trung vào tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, hẳn là cây bút quan trọng và kỳ lạ nhất trong các nhóm cách mạng ở Paris trong nửa đầu thập kỷ 1920, người đã cho đăng cả một cơn lũ bài viết thuộc nhiều thể loại không chỉ trên tờ Le Paria, mà cả trên L'Humanité, Le Journal du Peuple, La Voix Ouvrière, Le Libétaire, Clarté, và L'Action Coloniale.

Rất nhanh chóng, đến khoảng đầu năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định được một phong cách trào phúng, công khai chống thực dân, xác lập rộng rãi cái mà J. S. Spiegler định danh là “phong cách ‘tài liệu’ đặc trưng cho Liên hiệp thuộc địa trên tờ Người cùng khổ, thường bao gồm những bài báo cấu tạo từ “một chuỗi liên tục những mẩu chuyện: tường thuật về các vụ việc dã man và tàn bạo ở thuộc địa bang ngôn từ bạo lực, xen kẽ với các bình luận ngắn, thường là mỉa mai cay đắng”.

Không chỉ viết báo, Hồ Chí Minh còn vẽ minh hoạ. Chúng ta biết rằng ở Paris, có thời gian Nguyễn Ái Quốc kiếm sống bằng nghề vẽ quạt và chao đèn. Chúng ta cũng biết rằng Nguyễn Ái Quốc từng là hội viên Hội Nghệ thuật và Khoa học (Association Arts et Sciences) và Hội nghệ sĩ (Corpporation des artistes), thường xuyên đến dự những sự kiện khác nhau của các câu lạc bộ như Những người bạn của nghệ thuật và Nghệ thuật cho mọi người.

Alain Ruscio đã rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy thông báo sau đây: “L’Essai expose du 12 au 26 novembre 1922, salle Auguste-Comte, 16, rue Saint-Séverin, les tableaux modernes de MM. Anquetin, Lucien Barquisseau, Julien Bucas; Mmes Charlotte Blancchi, Jane Crames, Mis Mac Mullan; M. Maillard, Nguyenaï Quac, Terlikowsky, Amédée Valley. Entrée libre”. (L’Essai trưng bày, từ ngày 12 đến ngày 26 tháng 11 năm 1922, phòng triển lãm Auguste-Comte, 16, phố Saint-Séverin, tranh hiện đại của các ông Anquetin, Lucien Barquisseau, Julien Bucas; các bà Charlotte Blancchi, Jane Crames, Miss Mac Mullan; Maillard, Nguyenaï Quac, Terlikowsky, Amédée Valley. Vào cửa tự do).

Alain Ruscio đặt câu hỏi: “Phải chăng song song với cuộc đời chính trị, chàng trai trẻ người An Nam còn có những hoạt động nghệ thuật?” Và ông viết tiếp: “Cũng phải nói thêm rằng, anh ấy là một hoạ sĩ biếm hoạ có tài […] Một nguồn tài liệu cho biết rằng, ít năm sau đó, khi ở miền Nam Trung Quốc, anh tham gia làm tranh cổ động cho hãng thông tấn Liên Xô Rosta.” (Ho Chi Minh – Écrits et combats, Le Temps des cerises, 2019. Tr. 133).

>> Báo chí và thể chế

>> Báo chí - Vũ khí sắc bén trong xây dựng cơ chế, chính sách

>> Báo chí và doanh nghiệp đồng hành trong công cuộc dựng xây đất nước

 Báo Người cùng khổ và tranh châm biếm của báo do nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc vẽ

Báo Người cùng khổ và tranh châm biếm của báo do nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc vẽ

Khảo sát báo Le Paria, Lý Trực Dũng khẳng định, với hai bức biếm họa “Triển lãm thuộc địa” (Exposition coloniale, ký tên NG. A. Q) và “Văn minh bề trên” (Civilisation supérieure), ký tên bằng chữ Hán; đăng trên số 2, ngày 01/05/1922, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên có biếm họa đăng báo. (Biếm họa Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2011. Tr. 9).

Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc còn có ba bức biếm họa khác, đó là bức “Mau lên! Vi hành!..” (Mau lên! Incognito!..), ký tên Nguyễn A.Q, đăng trên số 5, ngày 01/08/1922; bức “Hội nghị Algier” (La Conférence D’Alger), ký tên chữ Hán, đăng trên số 12, tháng 2/1923; và bức “Sự phục thù của Toutan Kamon” (Représailles de Toutan Kamon), ký tên Nguyễn, đăng trên số 13, tháng 4/1923.

Thật ra, Nguyễn Ái Quốc còn có tranh minh hoạ đăng báo sớm hơn. Trên tờ Le Libertaire, số ra ngày 01/04/1921, có một bức minh họa nhan đề “Máu của nhà quê” của Nguyễn. Các bức vẽ của Nguyễn Ái Quốc đều khá tài hoa và độc đáo. Về sau, chúng ta còn gặp lại những nét vẽ tài hoa ấy ở bức minh hoạ trên tờ Việt Nam độc lập, như bức “Việt Nam độc lập thổi kèn loa” (số ra ngày 21/08/1941).

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nửa thế kỷ hoạt động báo chí với khoảng 2.000 bài viết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nửa thế kỷ hoạt động báo chí với khoảng 2.000 bài viết.

Tâm thế một con người thuộc về nhân loại

Không chỉ viết và vẽ, Nguyễn Ái Quốc còn là người quản lý, người làm báo. Năm 1922, Hội liên hiệp thuộc địa quyết định thành lập cơ quan ngôn luận là báo Le Paria, Nguyễn Ái Quốc vừa là chủ nhiệm, vừa là chủ bút, vừa là một trong những cây bút chính, đôi khi cũng là hoạ sĩ và kiêm cả vai trò phát hành. Mặc dù đời sống vật chất của Nguyễn Ái Quốc vô cùng thiếu thốn, kết thúc năm hoạt động đầu tiên, trong số tám người cam kết, anh là người duy nhất đóng góp đầy đủ và là người đóng góp nhiều thứ hai cho báo.

Trước khi bí mật rời Paris đi Moskva năm 1923, Nguyễn Ái Quốc còn ấp ủ việc xuất bản tại Paris tờ báo Việt Nam hồn bằng tiếng Việt nhằm phục vụ là cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Pháp. Ngày 21-6-1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), tờ báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ “Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội”, ra số đầu tiên. Do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, báo Thanh Niên đã có ảnh hưởng rất và vai trò rất lớn trong phong trào cách mạng nước ta.

 Biếm họa của Nguyễn Ái Quốc trên tờ Việt Nam độc lập 1941

Biếm họa của Nguyễn Ái Quốc trên tờ Việt Nam độc lập 1941

Nguyễn Ái Quốc không chỉ viết, vẽ về Việt Nam và Đông Dương, mà còn viết rất nhiều về các nước khác: những nước châu Âu như Pháp, Nga, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ailen; những nước châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ; những nước châu Phi như Sénégal, Algérie, Tunisie, Dahomey, Madagascar, Maroc, Tây Phi, Soudan; các nước châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Martinique - và nhiều nước khác.

Hàng trăm bài báo với chủ đề rất đa dạng đăng trên tờ Le Paria và nhiều tờ báo khác là nguyên liệu để Nguyễn Ái Quốc viết công trình nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản lần đầu tại Paris năm 1925). Ngoài ra, ông còn hoàn thiện hai bản thảo khác là Đông Dương (Khoảng năm 1923-1924) và Chủng tộc da đen (bản dịch sang tiếng Nga của Phin được báo Tiếng còi Moskva xuất bản lần đầu năm 1928).

Điều đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc viết về thế giới không phải với tư cách và tâm thế của một người Việt Nam, mà với tư cách và tâm thế một con người thuộc về nhân loại. Trong lịch sử Việt Nam chưa có tác giả nào như vậy, trên thế giới cũng hiếm có tác giả như vậy.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguyễn Ái Quốc viết, vẽ và làm báo tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711716549 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711716549 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10