Nhà đầu tư BOT đòi tăng phí, địa phương không hay

Huỳnh Khởi 08/08/2018 19:00

Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang Trần Văn Bon cho biết: Qua báo chí ông mới biết thông tin nhà đầu tư dự án BOT cầu Mỹ Lợi trên QL 50 đã gửi văn bản đến Bộ GTVT xin tăng phí qua cầu Mỹ Lợi thêm 18%.

“Trước khi nhà đầu tư gửi công văn xin tăng phí cho Bộ GTVT thì không thấy bàn bạc hay xin ý kiến của các cơ quan chức năng địa phương. Tuy nhiên, trước khi Bộ chấp nhận cho nhà đầu tư tăng phí thì phải lấy ý kiến của địa phương, nhưng hiện tại Sở chưa nhận được công văn từ Bộ” - ông Bon cho hay.

p/Trạm thu phí BOT cầu Mỹ Lợi (Cầu Mỹ Lợi nằm trên trục Quốc lộ 50 nối huyện Cần Đước thuộc tỉnh Long An với thị xã Gò Công thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang)

Trạm thu phí BOT cầu Mỹ Lợi (Cầu Mỹ Lợi nằm trên trục Quốc lộ 50 nối huyện Cần Đước thuộc tỉnh Long An với thị xã Gò Công thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang)

Thu không như kỳ vọng?

Cũng như ông Bon, ông Huỳnh Văn Nguyên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh Tiền Giang cho biết, ông cũng mới hay thông tin chủ đầu tư dự án này đòi tăng giá thông qua báo chí.

Ông Nguyên cho rằng, mức phí đang áp dụng tại cầu Mỹ Lợi hiện nay có thể chấp nhận được vì chưa thấy chủ phương tiện nào phản đối. Tuy nhiên, nếu muốn tăng phí thì nhà đầu tư phải thăm dò, lấy ý kiến của chủ phương tiện, tốt nhất là phải tạo được sự đồng thuận chứ không nên áp đặt từ trên xuống.

Về phía nhà đầu tư, ông Vũ Ngọc Tài, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Bê tông 620 Long An (nhà đầu tư dự án) cho rằng: “Theo phương án tài chính, bình quân phải thu được 120 triệu đồng/ngày, nhưng thực tế chỉ đạt 80 triệu đồng/ngày. Đó là chưa kể mỗi tháng phải bỏ ra khoảng 3 tỷ đồng để trả lãi vay cho ngân hàng. Tính chung từ thời điểm nghiệm thu hoàn thành công trình đến ngày 30/6/2018 (hơn 3 năm) chúng tôi đã bỏ ra 186 tỷ đồng để trả lãi cho ngân hàng.

 Dự án BOT cầu Mỹ Lợi đã một lần xin tăng tổng mức thu bằng phương án kéo dài thời gian thu phí ngay khi quyết toán.

Nguyên nhân, theo ông Tài, lượng xe qua tuyến đường này thấp là vì các khu công nghiệp trên địa bàn hai tỉnh Tiền Giang và Long An chưa hình thành, dự án mở rộng QL50 chậm tiến độ. Nhằm giảm bớt phần nào khó khăn, buộc lòng chúng tôi phải xin tăng phí. Theo quy định tại khoản 5, như Điều 50, Hợp đồng BOT Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Mỹ Lợi thì doanh nghiệp Dự án được phép đề nghị điều chỉnh tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ 3 năm 1 lần, mỗi lần tăng 18%. Dự án này bắt đầu thu phí vào tháng 1/11/2015 tới nay cũng đã đến thời hạn xem xét điều chỉnh giá”.

Có thể bạn quan tâm

  • Trạm thu phí QL5 kiến nghị “nóng” về việc miễn và giảm phí BOT

    Trạm thu phí QL5 kiến nghị “nóng” về việc miễn và giảm phí BOT

    11:05, 02/08/2018

  • BOT Mỹ Lộc có lặp lại kịch bản Tân Đệ?

    BOT Mỹ Lộc có lặp lại kịch bản Tân Đệ?

    12:12, 01/08/2018

  • Vì sao Bộ Giao thông vận tải kiến nghị dừng 2 dự án BOT trên QL3?

    Vì sao Bộ Giao thông vận tải kiến nghị dừng 2 dự án BOT trên QL3?

    05:18, 28/07/2018

  • Trạm BOT Tân Đệ: Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng

    Trạm BOT Tân Đệ: Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng

    21:01, 13/07/2018

3 năm, 2 lần xin điều chỉnh tăng phí

Thế nhưng, theo thông tin từ Vụ Đối tác công tư - Bộ GTVT: Giữa năm 2017, sau khi thỏa thuận quyết toán, cập nhật các thông số liên quan, dự án BOT cầu Mỹ Lợi đã xin phải kéo dài thời gian thu phí thêm 16 năm 2 tháng.

Cụ thể, dự án này có tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu là 1.438,95 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn dự kiến 28 năm 4 tháng. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận quyết toán, thời gian thu phí của dự án phải điều chỉnh kéo dài lên 44 năm 6 tháng, tăng thêm 16 năm 2 tháng vì nhà đầu tư cho rằng lưu lượng xe thực tế và doanh thu thu phí thấp hơn nhiều so với phương án tài chính.

Như vậy, dự án này đã một lần xin tăng tổng mức thu bằng phương án kéo dài thời gian thu phí ngay khi quyết toán và lần này lại tiếp tục xin tăng mức thu trực tiếp trên phương tiện cũng không ngoài mục đích tăng tổng nguồn thu cho dự án này.

Chưa đầy 3 năm dự án này đã hai lần xin điều chỉnh tăng tổng mức thu liệu có phù hợp với hợp đồng đã ký kết không? Việc xin điều chỉnh này nếu được chấp thuận liệu có, tạo tiền lệ gì đối với các dự án BOT khác. Trước khi đầu tư, Nhà đầu tư đã tính toán phương án tài chính hẳn hoi, thế nhưng sao nửa chừng lại báo lỗ?
Với mức thu hiện nay thấp nhất 35.000 đồng, cao nhất 180.000đồng/xe/lượt, và thời gian thu phí lên đến 44 năm, 6 tháng - mức phí tại trạm BOT Mỹ Lợi đã cao hơn BOT cầu Rạch Miễu và nhiều dự án BOT khác.

Thực tế, phí dịch vụ vận chuyển phát sinh không chỉ làm gia tăng gánh nặng cho người tiêu dùng, mà còn làm giảm sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa Việt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Chính vì vậy, mỗi quyết định tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cần nghiên cứu khách quan để đưa ra mức phí hợp lý, không chỉ thiên về đề xuất chủ quan của nhà đầu tư BOT.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhà đầu tư BOT đòi tăng phí, địa phương không hay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO