Nhà trường – doanh nghiệp cùng phối hợp để nâng cao chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp

Bảo Loan 29/11/2022 21:35

Sự kết hợp giữa nhà trường-doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp được xem là chìa khoá quan trong trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Nhà trường và doanh nghiệp phối hợp sẽ tạo ra nhiều lợi ích

Theo các chuyên gia, nhiều năm gần đây, giữa nhà trường và doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung. Bởi của mối gắn kết nhà trường – doanh nghiệp sẽ lợi cả đôi đường. Nhà trường được lợi rất nhiều bớt chi phí, giáo viên, thời gian học sinh theo học đang học tập tại trường sẽ được chuyển sang doanh nghiệp.

Một lợi ích nữa đó là, trong điều kiện lý tưởng khi gắn kết doanh nghiệp là khi người học thực tập ở doanh nghiệp, tại thời điểm đó doanh nghiệp có thêm người lao động. Và thứ hai là nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

TS Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

TS Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Nghiên cứu của một tổ chức ở Đức, khi người học lao động thực tế tại doanh nghiệp năm đầu chi phí rất lớn nhưng năm thứ 2 trở đi người đó sẽ làm ra của cải cho doanh nghiệp. Đây là lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp tham gia tốt gắn kết nhà trường doanh nghiệp, thời gian qua Luật giáo gục nghề nghiệp chỉ rõ khi doanh nghiệp tham gia vào giáo dục nghề nghiệp chi phí liên quan đào tạo cho người học được miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng gắn rõ trách nhiệm của doanh nghiệp được chỉ ra ở 2 điều 51-52 Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Mới đây Luật lao động 2019 quy định quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phối hợp mở các lớp đào tạo, tổ chức thi kỹ năng, phát triển năng lực cho người lao động,… Bên cạnh đó đặt ra trách nhiệm với doanh nghiệp, phải xây dựng kế hoạch hàng năm, xây dựng bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng cho người lao động, báo cáo hàng năm cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội,…

Cần sự hỗ trợ từ doanh nghiệp

Theo TS Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), hiện mạng lưới giáo dục nghề nghiệp có hơn 1000 cơ sở trong đó có trên 500 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp, chủ yếu doanh nghiệp nhà nước. Hình thức hợp tác có nhiều hình thức nhưng mang tính bền vững không có nhiều, đưa học sinh, sinh viên đến doanh nghiệp thực tập là chủ yếu. Hình thức không bền vững khi đào tạo không đi cùng thực tế doanh nghiệp. Hình thức khác như như doanh nghiệp cùng nhà tường tổ chức đào tạo giảng dạy, đánh giá người học trong đào tạo rất thấp.

hiện mạng lưới giáo dục nghề nghiệp có hơn 1000 cơ sở trong đó có trên 500 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp.

Hiện mạng lưới giáo dục nghề nghiệp có hơn 1000 cơ sở trong đó có trên 500 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp.

Điều này chỉ thay đổi khi doanh nghiệp và nhà trường cùng bắt tay phát triển chương trình đào tạo và thời điểm thực tập thì người học đến doanh nghiệp thực tập. Hình thức hợp tác khác, doanh nghiệp có hợp tác cơ sở giáo dục nghề nghiệp chia 3 loại doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Về giải pháp, theo ông Hùng, giải pháp chung bao gồm: Hoàn thiện, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Xây dựng hệ thống dữ liệu; dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo trong các KCN theo ngành, nghề, trình độ đào tạo; Thúc đẩy thực thi cơ chế hợp tác giữa các bên Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp; Thu hút người có kinh nghiệm tham gia đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; bồi dưỡng cho người dạy tại doanh nghiệp;…

Giair pháp cụ thể, theo ông Hùng đối với các địa phương cần: Xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin lao động, ứng dụng công nghệ thông tin để hình thành cơ sở dữ liện dùng chung về cung- cầu lao động trên địa bàn; Điều phối về cung ứng nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp giữa BQL lao động của khu công nghiệp, Sở LĐTBXH, đại diện các doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; Hỗ trợ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp, liên kết đào tạo, phát triển nhân lực.

Đối với các KCN: Cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng và tuyển dụng lao động của DoN cho cơ quan quản lý; Chủ động, phối hợp cử kỹ sư, kỹ thuật viên tham gia hoạt động đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp (xây dựng chương trình, giảng dạy, hỗ trợ thiết bị, máy móc....); Tiếp nhận nhà giáo đến tham quan, thực hành, thực tập tại KCN; Tiếp nhận, tạo điều điện cho người học đến học tập, thực hành, thực tập tại KCN; Tuyển dụng lao động qua đào tạo…

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Hình thành bộ phận kết nối KCN; Tăng cường các điều kiện bảo đảm, nâng cao chất lượng đào tạo; Đưa người học thực hành, thực tập theo hợp đồng liên kết.

Có thể bạn quan tâm

  • Đào tạo nghề để thích ứng với yêu cầu của hội nhập

    21:28, 29/12/2022

  • Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là xu hướng tất yếu

    21:15, 29/12/2022

  • Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    21:11, 29/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhà trường – doanh nghiệp cùng phối hợp để nâng cao chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO