Nhân dân tệ vẫn chìm trong áp lực

Diendandoanhnghiep.vn Áp lực giảm giá đồng Nhân dân tệ vẫn hiện hữu và tham vọng quốc tế hoá phiên bản kỹ thuật số của đồng tiền này còn nhiều hạn chế, trong bối cảnh bất ổn bủa vây nền kinh tế Trung Quốc.

>> Rủi ro Nhân dân tệ giảm giá

Nhân dân tệ chịu áp lực giảm giá lớn

Theo dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) công bố mới đây, dự trữ ngoại hối của nước này đã tăng 80,6 tỷ USD trong tháng 5, mức tăng đầu tiên trong năm 2022, trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng lên nền kinh tế có thể khiến đồng Nhân dân tệ suy yếu hơn nữa.

Trung Quốc muốn giao dịch đồng Nhân dân tệ trong phạm vi ổn định so với đô la Mỹ để quản lý kinh tế

Trung Quốc muốn giao dịch đồng Nhân dân tệ trong phạm vi ổn định so với đô la Mỹ để quản lý kinh tế

Cục Quản lý ngoại hối cho biết trong một tuyên bố rằng, mức tăng trưởng 0,26% vào tháng trước so với tháng 4 chủ yếu phản ánh tác động định giá, từ việc đổi các đồng tiền chính khác sang đô la Mỹ. “Môi trường bên ngoài hiện nay vẫn còn phức tạp và khắc nghiệt, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những rủi ro và thách thức ngày càng tăng và thị trường tài chính quốc tế vẫn còn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phối hợp hiệu quả giữa việc ngăn chặn và kiểm soát đại dịch với phát triển kinh tế và xã hội, và các nền tảng kinh tế dài hạn không thay đổi sẽ hỗ trợ sự ổn định chung của quy mô dự trữ ngoại hối”, SAFE nói.

Tuần trước, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Pan Gongsheng nói rằng, thị trường ngoại hối của Trung Quốc sẽ hoạt động ổn định với nền tảng tốt hơn so với 5 tháng đầu năm do các hạn chế về COVID-19 trong nước đã được xoa dịu.

Trung Quốc muốn giao dịch đồng Nhân dân tệ trong phạm vi ổn định so với đô la Mỹ để quản lý kinh tế. Do dự biến động gần đây của tiền tệ, đồng thời với sự bùng phát của các trường hợp nhiễm biến thể Omicron có khả năng lây lan cao. Các đợt bùng phát đã đặt ra câu hỏi về chi phí kinh tế cho chính sách zero-Covid của Bắc Kinh, bao gồm yêu cầu phong toả, kiểm tra hàng loạt và kiểm dịch tập trung. Vì vậy, việc Trung Quốc thúc đẩy nới lỏng sự thống trị của đồng đô la Mỹ là cấp bách.

Các nhà phân tích cho biết, những bình luận của Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương kể từ đó đã có tính hỗ trợ cho đồng Nhân dân tệ, khi đồng tiền này suy yếu kể từ đầu tháng 3 so với đô la Mỹ, mất tới 7% vào giữa tháng 5 trước khi ổn định trở lại giao dịch quanh mức 6,66 - 6,68 CNY/USD. Đồng Nhân dân tệ đã phải đối mặt với áp lực khi các nhà đầu tư toàn cầu bán phá giá trái phiếu và cổ phiếu với quy mô “chưa từng có” kể từ khi Nga tấn công quân sự vào Ukraine hồi cuối tháng 2.

Cùng với đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong những tháng tới dự kiến sẽ kích hoạt nhiều dòng vốn hơn từ các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc. Các nhà phân tích nhận định, áp lực giảm giá đối với đồng Nhân dân tệ vẫn đang gia tăng do nền kinh tế nước này có khả năng đã phải hứng chịu một đòn giáng nặng nề từ các đợt đóng cửa kéo dài ở Thượng Hải và hạn chế đi lại ở các thành phố lớn bao gồm cả Bắc Kinh.

Ngân hàng Commerzbank đã phát đi một lưu ý vào ngày 3/6 rằng: “Sự yếu kém hiện tại và các vấn đề cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc tạo ra áp lực phá giá đối với đồng Nhân dân tệ. Ngoài ra, FED sẽ tăng lãi suất đáng kể và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nên nới lỏng chính sách tiền tệ hơn. Chúng tôi dự báo tỷ giá sẽ ở mức 6,7 CNY/USD vào cuối năm 2022 và 6,8 CNY/USD vào cuối năm 2023”.

Đối với thị trường Việt Nam, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính cũng khuyến cáo, khi CNY tiếp tục giảm mạnh, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Trung Quốc sẽ hưởng lợi, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Trung Quốc sẽ gặp bất lợi. Vì thế, các doanh nghiệp nên tịnh tiến sang những thị trường khác ngoài Trung Quốc để đa dạng hóa đầu ra cho hàng hóa.

"Bên cạnh đó, hàng Trung Quốc cũng sẽ rẻ hơn ở các thị trường khác, nhất là thị trường EU, Nhật Bản... Do đó, hàng hóa Việt Nam sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh, thậm chí mất thị phần vào tay doanh nghiệp Trung Quốc ở các thị trường này. Thậm chí, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc có thể tràn vào Việt Nam, khiến hàng hóa trong nước mất lợi thế trên sân nhà", vị chuyên gia lưu ý.

>> Nhân dân tệ khó vượt qua thách thức bởi đô la Mỹ

Khó quốc tế hoá Nhân dân tệ kỹ thuật số

Trước những bất ổn bủa vây nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lãnh đạo nước này càng mạnh mẽ thúc đẩy sự hiện diện của đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) với định hướng quốc tế hoá trên toàn cầu.

Nhân dân tệ kỹ thuật số cho đến nay chỉ đóng một vai trò rất hạn hẹp trong thương mại và đầu tư quốc tế

Nhân dân tệ kỹ thuật số cho đến nay chỉ đóng một vai trò rất hạn hẹp trong thương mại và đầu tư quốc tế

Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính đánh giá, đồng tiền này cho đến nay chỉ đóng một vai trò rất hạn hẹp trong thương mại và đầu tư quốc tế, bởi lo ngại về việc áp dụng nó ở Hoa Kỳ, bất chấp sự tăng trưởng bùng nổ trong nội địa. GS. PS Srinivas tại Viện Đông Á - ĐH Quốc gia Singapore lại tin rằng, Trung Quốc có vị trí rất tốt, vẫn còn một con đường để đi. Nhưng điều đó phụ thuộc vào sự tin tưởng mà các nhà đầu tư toàn cầu dành cho thị trường Trung Quốc.

Đất nước này vốn từ lâu đã phàn nàn về quyền bá chủ của đô la Mỹ và đi tiên phong trong việc nghiên cứu e-CNY với một Viện nghiên cứu được điều hành trực tiếp bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào năm 2016. Quá trình phát triển cũng được đẩy nhanh sau khi Facebook công bố sẽ ra mắt đồng stablecoin của riêng mình vào năm 2019 được gọi là Libra, sau này đổi tên thành Diem.

Khi đồng e-CNY phát triển, các nhà chức trách ở Mỹ ngày càng lưu ý đến các vấn đề liên quan đến nó hơn. Trong đó, FED đã công bố báo cáo nghiên cứu đầu tiên vào tháng 1 về một loại tiền kỹ thuật số tiềm năng của Mỹ, họ bày tỏ lo ngại rằng, các loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương có thể làm suy yếu sự thống trị của Mỹ đối với hệ thống tài chính toàn cầu.

Vào cuối tháng 5, ba thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã lập một dự luật có tên “Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi tiền tệ kỹ thuật số độc tài”, yêu cầu Apple, Google và các nhà cung cấp cửa hàng ứng dụng khác ngừng lưu trữ các ứng dụng chấp nhận e-CNY làm hình thức thanh toán.

Do đó, bất chấp sự hiện diện ngày càng tăng trên phạm vi quốc tế, đồng tiền của Trung Quốc vẫn kém xa so với đô la Mỹ và đồng Euro khi nói đến các giao dịch toàn cầu. Cụ thể, Nhân dân tệ chỉ chiếm 2,14% thanh toán toàn cầu trong tháng 4, thấp hơn nhiều so với 41,81% đối với đô la Mỹ và 34,74% đối với đồng Euro. Xét về tỷ trọng dự trữ ngoại hối toàn cầu, đồng Nhân dân tệ đứng thứ năm với 2,79% thị phần vào cuối năm ngoái, trong khi Mỹ chiếm 58,5% và 20,6% Euro.

Chủ tịch Viện Tài chính Quốc tế Hồng Kông Xiao Geng cho biết, động lực để Trung Quốc phát triển các chức năng mạnh mẽ hơn cho đồng tiền kỹ thuật số của mình nếu Mỹ vũ khí hóa đồng đô la. Nhưng ông nói thêm rằng, việc sử dụng đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài phụ thuộc vào sự tin tưởng vào các tổ chức của Trung Quốc.

Còn theo ý kiến của ông Andrew Cainey, cộng sự cấp cao của Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh khẳng định, tiền tệ kỹ thuật số có thể giúp cải thiện hệ thống thanh toán quốc tế chậm, tốn kém và phức tạp, nhưng điều quan trọng là việc thiết lập thể chế. “Chúng ta chỉ cần nhìn vào bối cảnh đã hơn 50 năm kể từ khi đồng đô la Mỹ tiếp quản thay đồng bảng Anh… Đây không phải là những điều xảy ra trong một sớm một chiều,” ông nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhân dân tệ vẫn chìm trong áp lực tại chuyên mục Tín dụng - Ngân hàng của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713408455 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713408455 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10