Chính sách cấm nhập 24 loại phế liệu của Chính phủ Trung Quốc, theo lý thuyết đã tác động đến lượng phế thải cần tìm đường vào Việt Nam.
Theo các chuyên gia về môi trường của Hoa Kỳ, việc cấm nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc có thể làm ô nhiễm trầm trọng hơn vì khi thiếu nguyên liệu, các mỏ quặng kim loại sẽ tăng công suất đào bới tài nguyên làm ô nhiễm thêm nguồn nước và không khí. Việc phá rừng lấy nguyên liệu cho ngành giấy sẽ tăng cao.
Do thiếu nguyên liệu, các loại nhựa bẩn trước đây phải tiêu hủy thì bây giờ các nhà máy sẽ tận thu để tái chế, việc này sẽ phát sinh nước thải và khí thải gấp nhiều lần so với nhập phế liệu. Khi cấm nhập phế liệu, các nhà máy tái chế không phải lo sợ bị tước giấy phép nhập khẩu phế liệu như trước đây nữa. Vì vậy họ cũng xem nhẹ việc xử lý nước thải và khí thải.
Có thể bạn quan tâm
12:05, 16/08/2018
11:05, 16/08/2018
15:05, 14/08/2018
11:00, 14/08/2018
12:05, 10/08/2018
20:00, 08/08/2018
08:03, 31/07/2018
17:51, 30/07/2018
Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, hiện Trung Quốc đã thí điểm nhập khẩu trở lại mặt hàng nhựa PET phế liệu. Trung Quốc có cho nhập phế liệu các mặt hàng khác hay không có lẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Trở lại câu chuyện nhập phế liệu có nên cấm hay không, cấm hay quản và quản sao để phế liệu không ách tắc ngay các cảng - cửa ngõ thông quan hàng hóa Việt Nam như tình trạng hiện nay?
Gần 5.000 container phế liệu đang ách tắc là một con số vô cùng đáng quan ngại. Trong đó, ngoài thiệt hại của các doanh nghiệp vì phí phạt lưu bãi, chậm giải tỏa container đối với các hãng tàu, còn là nguy cơ phá sản, công nhân thất nghiệp vì thiếu nguyên liệu làm hàng. Điều quan trọng, có rất nhiều container trong con số gần 5.000 đó, đã tồn từ cả chục năm nay, tích lũy lại, là hàng vô chủ doanh nghiệp “bỏ hàng” không dám nhận. Gần 10 năm tích lũy tồn cảng, các mặt hàng phế liệu có gây ô nhiễm cảng và nguồn nước từ cảng hay không, đây là điều rất đáng được các cơ quan hữu quan quan tâm.
Hiện Hiệp hội Nhựa Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu rất mong chờ các cơ quan ban ngành, sở tại địa phương và Trung ương cùng làm việc với nhau theo chỉ đạo của Chính phủ để giải quyết hiện trạng hàng phế liệu tồn cảng quá lớn trong khi doanh nghiệp “khóc ròng”. Giải quyết tình trạng này là yêu cầu cấp thiết mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, cần có quyết định minh bạch, rõ ràng, tôn trọng quyền lợi của doanh nghiệp và thượng tôn pháp luật, thực thi đúng các quy định pháp luật đã định khung.
Về lâu dài, cần những tiếng nói xác đáng trên cơ sở nghiên cứu khoa học và thực tiễn Việt Nam, cũng như nghiên cứu về lợi ích kinh tế và những “chi phí” phải trả nếu quyết định tiếp tục nhập hoặc cấm nhập phế liệu.