Nhiều doanh nghiệp vẫn "mơ hồ" về chuyển đổi số

Diendandoanhnghiep.vn Chuyển đổi số đang là xu hướng trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dường như vẫn chưa thực sẵn sàng cho quá trình này.

Theo giới chuyên gia, một trong những bước đầu của quá trình chuyển đổi số đó là việc đưa toàn bộ dữ liệu cần thiết của doanh nghiệp lên đám mây (điện toán đám mây), nhất là trong thời đại số hóa này. Điện toán đám mây cho phép mọi người tiếp cận được những công nghệ mà trước đây chỉ có ở các tổ chức lớn, từ đó mở đường cho việc tăng cường khả năng kết nối, đổi mới sáng tạo.

Theo ông Tan Jee Toon, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam, doanh nghiệp tại Việt Nam đang theo đuổi hai cách tiếp cận khác nhau để chuyển đổi kỹ thuật số: bên ngoài và bên trong. Cách tiếp cận bên ngoài chủ yếu là do thị trường điều khiển và nhu cầu về các dịch vụ kỹ thuật số mới. Cách tiếp cận từ bên trong là hiện đại hóa các hệ thống cốt lõi và kiến trúc kinh doanh của doanh nghiệp để thay đổi.

Với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các khái niệm trên mới chỉ “nghe”, chứ để hiểu về chuyển đổi số, kinh tế số còn là quá trình dài.

Với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các khái niệm trên mới chỉ “nghe”, chứ để hiểu về chuyển đổi số, kinh tế số còn là quá trình dài.

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển và có tốc độ chuyển đổi số nhanh trên thế giơi. Tuy nhiên, theo một báo cáo mới đây của Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI), phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số do chưa nhận thức đúng vai trò của quá trình này.

Báo cáo của VCCI cho thấy, tuy chiếm tới gần 98% số lượng doanh nghiệp của Việt Nam, song trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có đến 80-90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của Bộ Công thương, có tới 16/17 ngành khảo sát đang có mức độ sẵn sàng thấp trước xu hướng tham gia ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động của doanh nghiệp.

Đáng chú ý, số doanh nghiệp mới bắt đầu biết về chuyển đối số chiếm tới trên 80%.

Theo chia sẻ của các lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa dù rất muốn ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, giảm bớt các chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, song họ gặp nhiều khó khăn khi làm việc với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ vì hai bên chưa có “tiếng nói chung”.

“Bản thân doanh nghiệp cũng còn hạn chế về tư duy, kiến thức về chuyển đổi số do chưa có sự đào tạo bài bản trong lĩnh vực này, trong khi đối với việc cung ứng giải pháp công nghệ, doanh nghiệp phải tiếp cận với nhiều thuật ngữ chuyên ngành.

Với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các khái niệm trên mới chỉ “nghe”, chứ để hiểu về chuyển đổi số, kinh tế số còn là quá trình dài.

Việc gặp khó khăn ngay từ ban đầu, cộng thêm khả năng nắm vững công nghệ mới còn bỏ ngỏ nên chúng tôi không dám mạnh tay đầu tư cho chuyển đổi số”, đại diện một doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm chia sẻ.

Cũng theo vị này, bên cạnh hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức chuyển đối số, nhân lực để vận hành nền tảng công nghệ số mới cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo ông Lương Tuấn Thành, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn CMC nhận định, chuyển đổi số là một thách thức rất lớn cho mỗi doanh nghiệp, bởi mỗi doanh nghiệp đều đang theo đuổi công việc hiện tại, trong khi chuyển đổi số lại bao gồm nhiều hình thức hoàn toàn mới. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư đào tạo nguồn lực mới mà chính xác là làm thay đổi nhận thức mới cho những con người đang hoạt động trong một lĩnh vực cũ.

Bên cạnh đó, việc thay đổi nhận thức của chủ các doanh nghiệp truyền thống là cực kì quan trọng, khi họ còn chưa cập nhật được các sản phẩm của công nghệ số, họ rất dễ bị các doanh nghiệp công nghệ đánh bại ngay trên lĩnh vực họ đang hoạt động

Ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Nam chia sẻ, thời gian qua, các khái niệm “nền kinh tế số”, “chuyển đổi số” được nhắc tới rất nhiều, song với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiểu biết thực sự về vấn đề này để đưa vào ứng dụng còn rất hạn chế.

“Với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các khái niệm trên mới chỉ “nghe”, chứ để hiểu về chuyển đổi số, kinh tế số còn là quá trình dài, vì chúng ta chưa có sự phổ cập chính thức về chuyển đổi số nên cộng đồng doanh nghiệp rất thiếu thông tin về hoạt động này.

Khi Việt Nam gia nhập kinh tế số toàn cầu thì cơ hội là rất lớn, song trụ cột nền kinh tế nằm ở khu vực doanh nghiệp với 98% có quy mô nhỏ và vừa vốn chưa hình dung cụ thể chuyển đổi số là gì, nên đây là điều đầu tiên cần phải giải quyết.

Doanh nghiệp phải hiểu thì mới nắm được giá trị, từ đó đưa vào chiến lược kinh doanh. Khi cả cộng đồng doanh nghiệp cùng chung một kế hoạch, trong đó có kinh tế số và chuyển đổi số, thì lúc đó trụ cột kinh tế số mới có thể phát huy hiệu quả”, ông Hùng phân tích.

Cũng theo vị này, đây là lý do vì sao cần phối hợp giữa các chuyên gia và công ty công nghệ hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp nắm bắt về chuyển đổi số theo hướng cầm tay chỉ việc, dìu họ đi những bước đầu tiên.

Bên cạnh đó, để trả lời câu hỏi về nguồn lực cho chuyển đổi số, ông Hùng cho rằng, cần cung cấp một nền tảng huy động vốn, cũng như một hệ sinh thái đầy đủ mới có thể hy vọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vững chắc trong xu thế toàn cầu này.

Nhiều chuyên gia nhận định, việc chuyển đổi số không chỉ dựa vào công nghệ mà yếu tố quan trọng nhất đem đến sự chuyển dịch lớn của các doanh nghiệp, tổ chức là văn hóa làm việc, nhận thức của người đứng đầu.

Trên thế giới hiện nay, điện toán đám mây đang trở thành cuộc đua “nóng” giữa các tập đoàn công nghệ lớn cũng như các cường quốc lớn trên thế giới. Điện toán đám mây phát triển nhanh chóng và mang đến giá trị hàng tỷ USD cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

Bảy khó khăn của CEO trong chuyển đổi số

Thứ nhất, tâm thế lãnh đạo: Tại Việt Nam, đa phần các chủ doanh nghiệp xuất thân từ thế hệ 7 X và 8 X chưa quen với các công nghệ và quy trình số. Sợ hãi trước những gì mới lạ là bản chất của mọi cá nhân. Để vượt qua khó khăn này, đòi hỏi các lãnh đạo cần gia tăng tiếp xúc trải nghiệm số hóa các sản phẩm và dịch vụ trong ngành cũng như trong cuộc sống.

Thứ hai, quản lý cấp cao: Quản lý cấp cao là khó khăn thứ hai doanh nghiệp chuyển đổi số cần phải vượt qua. Đa phần quản lý cấp cao không thích hoặc chống đối với quá trình chuyển đổi số vì họ đang trong vùng an toàn và có nhiều quyền lợi. Đối mặt với các công nghệ quy trình tước bỏ những mặt mạnh của họ trong công việc là một việc không dễ dàng. Tiếp cận với nỗi sợ hãi này chính là quá trình giúp cho họ hiểu số hóa sẽ giúp cho họ gia tăng sức mạnh tạo ra sản phẩm dịch vụ hay giá trị nhiều hơn từ đó quyền lợi của họ sẽ tăng hơn so với trước.

Nếu như các rào cản này chưa được xử lý triệt để, số hóa doanh nghiệp chắc chắn sẽ diễn ra rất chậm và có thể thất bại trên thực tế.

Thứ ba, phương thức quản lý và vận hành của nhân lực hiện tại: Chúng ta có thể hình dung trong doanh nghiệp khi các nhân viên thực hiện công việc sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ cách thức quản lý và giám sát công việc.

Thứ tư, cơ cấu trong doanh nghiệp: Số hóa là hình ảnh phản chiếu của quy trình và vị trí từng công việc trong doanh nghiệp lên tấm gương số. Tại mỗi vị trí, khách hàng nội bộ là ai, các công việc cần giải quyết, KPI của từng vị trí. Chỉ khi nào cơ cấu trong doanh nghiệp chuẩn hóa chúng ta mới có khả năng số hóa doanh nghiệp. Có một hiện tượng là khi doanh nghiệp áp dụng ERP vào trong hoạt động, các yêu cầu vị trí trên hệ thống ERP rất khác xa với những vị trí thật tại doanh nghiệp.

Thứ năm, quy trình kinh doanh và vận hành trong doanh nghiệp: Cũng tương tự cơ cấu, các quy trình trong doanh nghiệp cũng cần được chuẩn hóa và theo bài bản. Có một thói quen của các nhân viên Việt Nam đó là họ thích làm theo kinh nghiệm rất ít muốn thay đổi theo các tiêu chuẩn từ bên ngoài.

Thứ sáu, văn hóa quản trị doanh nghiệp: Có ba thay đổi lớn trong phương thức quản trị đó là tốc độ- các cấp quản lý cần phải đáp ứng nhanh với vấn đề xẩy ra, khách quan - quy trình vận hành rõ ràng và minh bạch tạo ra các số liệu cho việc ra quyết định khách quan, trao quyền – người quản lý và nhân viên đều tiếp cận vấn đề giống nhau về mặt thông tin dẫn tới quản lý cần trao quyền quyết định mạnh mẽ hơn cho nhân viên.

Thứ bảy, kỹ năng và trình độ của nhân lực: Khi chuyển sang chuyển đổi số, khung kỹ năng và năng lực của nhân viên sẽ thay đổi để phù hợp cách thức vận hành kinh doanh mới. Khi nhân lực thiếu hụt các kỹ năng này, mô hình chuyển đổi số sẽ thất bại vì không có nhân lực thực thi.


Ths Vũ Tuấn Anh – Chuyên gia Chuyển đổi số - Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều doanh nghiệp vẫn "mơ hồ" về chuyển đổi số tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713974087 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713974087 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10