Nhiều doanh nhân lập doanh nghiệp ở Singapore phản ánh điều gì?

Diendandoanhnghiep.vn Tại sao số lượng doanh nghiệp Việt Nam chưa phát triển như mong muốn nhưng giai đoạn 2016 - 2020 đã có nhiều nhà kinh doanh Việt Nam thành lập doanh nghiệp ở Singapore?

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu phát biểu tại Phiên thảo luận dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu phát biểu tại Phiên thảo luận dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Câu hỏi này của đại biểu Quốc hội Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An) đặt ra trong phiên thảo luận về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai doạn 2021-2025.

Mặc dù chưa có số liệu chính thức nhưng với sự sôi động của thị trường tư vấn thành lập doanh nghiệp của người Việt Nam tại Singapore đã cho thấy, nhu cầu này ở Singapore là rất lớn. Đặc biệt đa số doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, trong đó hiện nay đã có những doanh nghiệp đang phát triển rất mạnh về khoa học cộng nghệ và thương mại điện tử. 

Từ thực tế trên, đại biểu cho rằng đang phản ánh 2 vấn đề: Đó là các quy định về thành lập các doanh nghiệp ở nước ta chưa có sức thu hút lớn. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Và nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 nói chung và mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo nói riêng. 

“Đây còn là sự “chảy máu tài năng” trong kinh doanh và khoa học công nghệ. Bởi vậy, trong giai đoại 2021 - 2025, Quốc hội, Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa để thu hút những người Việt có ý tưởng đổi mới sáng tạo, khởi sự kinh doanh ở Việt Nam” – vị đại biểu nhấn mạnh.

Để làm được điều này, ngoài đồng tình với chủ trương của Chính phủ về tập trung cải cách thể chế là giải pháp mang tính đột phá, đại biểu Hoàng Minh Hiếu cũng đã kiến nghị, nhấn mạnh 3 vấn đề:

fd

Mặc dù chưa có số liệu chính thức nhưng với sự sôi động của thị trường tư vấn thành lập doanh nghiệp của người Việt Nam tại Singapore đã cho thấy, nhu cầu này ở Singapore là rất lớn.

Thứ nhất, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong xây dựng thể chế, ngoài việc chủ trương lập pháp từ sớm, từ xa, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm thì việc xây dựng thể chế còn phải đạt mục tiêu hướng tới đổi mới sáng tạo. Đây là vấn đề mà nhiều quốc gia trên thế giới đang xem là một trong những trọng tâm trong xây dựng lập pháp. 

Thứ hai, cần sớm nghiên cứu, ban hành các quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Nội dung này đã được đề cập trong định hướng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có kế hoạch xây dựng dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên đây là vấn đề mới, dự kiến có nhiều nội dung chưa được pháp luật hiện hành quy định, đồng thời có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau mà không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực công nghệ tài chính.

Vì vậy, Chính phủ cần nghiên cứu theo hướng trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để thể hiện rõ chủ trương đổi mới sáng tạo, đồng thời có cơ sở triển khai thống nhất trên nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau.

Thứ ba, để thực hiện mục tiêu cải cách thể chế phục vụ cho phát triển, phục vụ cho đổi mới sáng tạo thì cần nghiên cứu để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ xem xét, thông qua các dự án luật.

Theo quy trình lập pháp hiện nay, thông thường thời gian để một dự án luật thông qua kể từ thời điểm đưa vào chương trình xây dựng pháp luật là khoảng 1 năm đối với dự án luật được thông qua tại 1 Kỳ họp; khoảng 1 năm rưỡi đến 2 năm đối với dự án được xem xét, thông qua tại 2 Kỳ họp; thậm chí là 2 năm rưỡi nếu thông qua tại 3 Kỳ họp. Với “tốc độ” như vậy nếu không được cải tiến, đổi mới thì khó có thể hoàn thành mục tiêu cải cách thể chế, phục vụ đổi mới và phát triển trong giai đoạn sắp tới. Riêng đề án lập pháp trong nhiệm kỳ đã bao gồm hơn 130 nhiệm vụ.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) đề cập vấn đề liên quan đến tỷ trọng đóng góp của FDI so với khu vực tư nhân vào toàn bộ nền kinh tế. 5 năm qua, xuất khẩu của FDI vẫn chiếm từ 70% trở lên khoảng 20% GDP trên 50% giá trị xuất khẩu công nghiệp.

"Cơ cấu thành phần kinh tế chưa có sự chuyển biến trong 5 năm qua. Như vậy, 5 năm tới với kế hoạch này liệu có thay đổi được cục diện, trong khi khu vực tư nhân vẫn đang trong giai đoạn hồi sức thì FDI không ngừng mở rộng giữa cơn bão đại dịch", đại biểu Phạm Trọng Nhân cho biết.

Ngoài ra, ông Nhân đặt câu hỏi, với mục tiêu kinh tế số chiếm trên 20% tỷ trọng GDP quốc gia vào năm 2025 và 30% vào năm 2030, thì việc xây dựng đề án hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2025, định hướng đến 2030 cũng trong Phụ lục 5 bao giờ được ban hành để kịp thực hiện theo kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến bài toán cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) nhấn mạnh: "Theo báo cáo của Chính phủ, nội dung này mới thực hiện đạt 30%, cho thấy việc này thực hiện rất khó khăn".

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Quốc hội Hà Nội) nêu rõ, đây là một trong những minh chứng cho thấy phân bổ nguồn lực nội tại của nền kinh tế đang mất cân đối. Cụ thể, vốn trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm giữ rất lớn nhưng không sử dụng hiệu quả, trong khi các khu vực tư nhân lại không có khả năng tiếp cận.

Bên cạnh đó, các mục tiêu không hoàn thành này đáng ra phải hoàn tất từ năm 2019. Vì vậy, theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Quốc hội Nam Định), đến nay chưa hoàn thành là đã quá muộn so với kế hoạch, dẫn đến không thể tập trung nguồn lực để triển khai cơ cấu lại các lĩnh vực khác.

Đại biểu Đào Hồng Vận (đoàn Quốc hội tỉnh Hưng Yên) nhấn mạnh rằng cần tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại và nâng cao sức mạnh những doanh nghiệp mang tính chủ đạo, định hướng của nền kinh tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều doanh nhân lập doanh nghiệp ở Singapore phản ánh điều gì? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711723757 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711723757 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10