Trong 7 tháng đầu năm nay, nhiều ngân hàng như HD Bank, Techcombank... đã ráo riết niêm yết trên thị trường chứng khoán, trong khi không ít ngân hàng trì hoãn viêc lên sàn.
Theo thống kê, hiện còn khoảng 5 ngân hàng đang trong cuộc đua để đưa cổ phiếu lên sàn trong năm 2018. Trong đó, OCB đã có kế hoạch niêm yết trên HOSE nhưng chưa triển khai được.
Tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức hồi cuối tháng 3 vừa qua, ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng OCB cho biết, OCB sẽ niêm yết trên HOSE trong năm 2018, chậm nhất là cuối quý 3 - đầu quý 4.
Có thể bạn quan tâm
10:50, 10/02/2017
14:48, 05/08/2018
07:14, 18/06/2018
07:11, 08/06/2018
11:03, 19/05/2018
10:59, 31/08/2018
10:26, 17/08/2018
04:22, 16/08/2018
12:04, 08/07/2018
01:00, 18/06/2018
05:45, 22/03/2018
10:00, 05/03/2018
Bên cạnh đó, ABBank cũng dự kiến lên sàn UPCoM trong năm 2018, đến năm 2020 sẽ niêm yết trên sàn HOSE.
Sau 3 năm lỡ hẹn, Nam Á Bank cũng được cổ đông thông qua việc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM. Theo kế hoạch, ngân hàng này dự kiến hoàn tất phương án tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng và tiến hành các thủ tục để lên sàn giao dịch UPCoM trong năm 2018.
Ban Lãnh đạo Viet A Bank cho biết, hiện đang xây dựng kế hoạch đưa lên niêm yết trên sàn chứng khoán 2018. Trong khi đó, SeABank cũng có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2018-2020.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác có kế hoạch niêm yết và được ĐHĐCĐ chấp thuận cách đây vài năm nhưng đến nay vẫn đang bỏ ngỏ hoặc trì hoãn kế hoạch này, điển hình là DongABank. Tuy nhiên, DongABank đã phải hoãn kế hoạch niêm yết vô thời hạn sau những biến cố lớn về các vi phạm của dàn lãnh đạo khiến cổ phiếu sụt giảm.
Nhìn vào bức tranh niêm yết trên cho thấy, hệ thống ngân hàng vẫn chưa hoàn thành mục tiêu đặt ra từ phía cơ quan quản lý Nhà nước. Đến nay, không ít ngân hàng vẫn “im hơi lặng tiếng” với việc niêm yết trên sàn chứng khoán như PVcomBank,...
Tính đến nay đã có 13 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán, trong đó có 9 ngân hàng hàng niêm yết trên sàn HOSE; 3 ngân hàng niêm yết trên sàn HNX; 4 ngân hàng đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.
Theo các chuyên gia, việc niêm yết trên sàn chứng khoán đòi hỏi các ngân hàng phải minh bạch về thông tin, công khai báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong quản trị điều hành và chưa đáp ứng được yêu cầu này.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho biết, thực tế chúng tôi không e ngại, tuy nhiên nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, thì khi lên sàn sẽ không đánh giá được vị thế của ngân hàng, ngược lại giao dịch dưới mệnh giá niêm yết thì việc lên sàn hoàn toàn không có ý nghĩa.
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, đối với một số ngân hàng nằm trong diện lùi kế hoạch niêm yết, phần lớn ban lãnh đạo của các ngân hàng này đều giải thích việc niêm yết trên sàn chứng khoán không phải một sớm một chiều. Thực tế, các ngân hàng không né tránh chuyện lên sàn, nhưng có nhiều cái khó. Chẳng hạn, các ngân hàng không thể tự ý công bố thông tin khi chưa được cơ quan quản lý đồng ý. Do đó, có những thời điểm cổ đông cần thông tin tài chính thì các ngân hàng cũng chưa thể công khai được.
Mặc dù Chính phủ muốn có thêm 10 ngân hàng niêm yết trong giai đoạn 2016- 2020, nhưng hoạt động niêm yết của các ngân hàng có thể sẽ không suôn sẻ như dự kiến, mà sẽ mất thêm mấy năm nữa, tùy theo sự chuẩn bị cũng như sức khỏe của từng ngân hàng. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, những NHTM quy mô nhỏ lên sàn chứng khoán, ngoài minh bạch thông tin, cũng phải chú ý đến vấn đề tăng hiệu quả hoạt động để cổ phiếu có sức hút với nhà đầu tư, tạo nền tảng tiến tới hút vốn ngoại qua kênh chứng khoán...
Trên thị trường đã chứng kiến một số NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng cổ phiếu ít thu hút được dòng tiền do tình hình kinh doanh không sáng sủa là một bài học cho các NH niêm yết theo phong trào. “Việc một số NH niêm yết trên sàn chứng khoán là động thái tốt cho cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian thực hiện niêm yết cổ phiếu vẫn phụ thuộc vào thị trường. Trong đó, việc niêm yết cần có thời điểm thích hợp mới có thể nâng cao thanh khoản cổ phiếu” - TS. Nguyễn Văn Thuận – chuyên gia tài chính nói.