Nhớ nghề

Diendandoanhnghiep.vn Nếu như người ta thực sự có số phận thì với tôi nghề nghiệp lại là chữ “duyên”.

Ít người biết tôi từng học sư phạm, có khoảng thời gian đi dạy ở trường học. Do “duyên” chưa bén nên sau này tôi tiếp tục theo học rồi đi làm… nghề khác.

dd

Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.

>> Chủ tịch Quốc hội: COVID-19 làm chậm tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Để kỉ niệm một thời gắn bó với mái trường, tình cảm của thầy cô giáo, các em học sinh ở đó luôn còn mãi trong tôi, cứ lấp lánh sáng đẹp như vì sao trong đêm mỗi khi tôi nhớ về.

Quãng thời gian sôi nổi và nhiệt huyết thành hoài niệm thật đẹp theo tôi đi mãi bên cuộc đời, luôn có sự bồi hồi trong tâm trí khi bất chợt có câu chuyện nào liên quan gợi nhớ đến thời gian gắn bó mới mái trường.

Tôi sinh ra trong gia đình mà nhiều người hay đùa rằng cả nhà làm nghề giáo. Quả vậy, bố mẹ tôi đều là giáo viên, các anh chị lớn lên cũng theo nghề bố mẹ, tôi cũng suýt theo nghề nếu như cái tính thích bay nhảy, chịu ngủ yên ở trong người. Để theo đuổi “Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, ttrong tôi vẫn vẹn nguyên lời ca của những bài hát một thời.

“Trên những nẻo đường của tổ quốc xanh tươi, có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương…” - “Bài ca người giáo viên nhân dân”; “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy” – “Bụi phấn”; Và cả một bài có giai điệu rất đẹp nữa: “Mùa xuân ai đi hái hoa, còn em đi nuôi dạy trẻ…”...

Hạnh phúc của nghề giáo là luôn được học trò nhớ đến và trân quý. Ảnh: Đăng Tuyên

Hạnh phúc của nghề giáo là luôn được học trò nhớ đến và trân quý. Ảnh: Đăng Tuyên

Cứ gần đến dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, khi trời đổ bóng chiều se se lành lạnh, bao nhiêu ký ức cứ sống dậy trong tôi. Nhớ mãi thời cùng các bạn góp tiền mua quà tặng thầy cô giáo. Thời ấy vừa qua bao cấp, cả nước còn rất khó khăn. Mà làm gì chẳng khó khăn khi phải vừa đi qua hai cuộc kháng chiến trường chinh, rồi tiếp ngay là cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, cuộc chiến tự vệ và giúp đỡ nước bạn ở Tây Nam.

Đòn thù cấm vận kinh tế dã man của các nước đối nghịch về ý thức hệ, cộng thêm chính sách chưa phù hợp làm cho kinh tế kiệt quệ, đất nước rơi vào tình trạng thiếu thốn đủ thứ. Quà của đám học trò nghèo mừng các thầy cô có khi chỉ là cái chậu nhựa, cái khăn mặt…, sang hơn là cái cặp giả da… thế mà í ới gọi nhau đi vui thật vui.

Có đám học trò còn mang biếu thầy cô bánh chưng, bánh đa… Đến nhà không gặp cô giáo, đói quá, cả bọn ra chân đống rơm nhà cô ăn hết sạch. Cô về gặp học trò lại gọi vào nhà chặt mía cho ăn. Cả bọn ăn hết sạch khóm mía cô trồng. Một thời gian khó thiếu thốn mà lại tràn ngập tình thương. Thầy cô tận tâm nghiêm khắc, học trò thì sợ thầy cô một phép, học kém là bị “đúp” lại ngay vậy mà tình cảm với thầy cô giáo thân thương, sâu đậm lắm.

>> Lên án, ngăn chặn tình trạng ép học thêm trực tuyến!

“Buôn có bạn, bán có phường” là làm ở nghề nào, ngành nào cũng có đồng nghiệp, có điều tình cảm đồng nghiệp giữa các thầy cô luôn sâu sắc và thân ái hơn những nghề khác. Đó là điều tôi thực sự cảm nhận được. Gắn bó với nghề ngoài việc “yêu nghề, mến trẻ”, ngoài yếu tố vì cuộc sống, thì sự thương mến giữa các thầy cô với nhau cũng là một trong những yếu tố để các thầy cô giáo gắn bó với mái trường.

Tôi nhớ những ngày làm giáo viên hợp đồng, trường chỉ kí hợp đồng trong chín tháng của năm học, còn ba tháng hè thì sẽ không có lương. Thầy hiệu trưởng nghĩ đủ việc ra cho tôi làm để có thêm thu nhập, dịp 20/11 các thầy cô chủ nhiệm sẵn sàng san sẻ những phần quà cho tôi, dù tôi chỉ dạy môn phụ và chưa có biên chế.

Có những người thương mến tôi như con em trong nhà, cặn kẽ chỉ dậy các kinh nghiệm để quản học sinh, để có tiết dạy tốt, gây được hứng thú, sự tập trung chú ý cho học sinh. Thực sự đến giờ tôi vẫn hàm ơn các thầy cô giáo ấy, đó chính là bài học làm người mà tôi mang theo đi suốt cả đời này.

Điều làm tôi nhớ nhất là nụ cười từ ánh mắt của các học sinh, khi cùng các em chơi đùa, tham gia các hoạt động ngoại khóa. Thời những năm 2000 tệ nạn ma túy bùng phát, tôi viết kịch bản rồi cùng các học sinh dàn dựng đi thi. Tiết mục được giải cao làm cả thầy trò cùng nhảy lên ăn mừng hò hét. Nụ cười tươi trong ánh mắt các em cứ đọng mãi trong tâm trí cho đến tận bây giờ.

Hôm nay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, bất chợt lòng thấy nao nao…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhớ nghề tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711636045 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711636045 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10