Những chuyển hướng chiến lược: (Kỳ 2) Dấu ấn đáng nhớ

Diendandoanhnghiep.vn Một trong những điều ta đã thực hiện trong năm 2021 là giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp, điều này cũng giúp giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

>> Những chuyển hướng chiến lược: (Kỳ 1) “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

fd

Xuất khẩu đạt kết quả ấn tượng trong năm 2021.

LTS: Là năm thứ 2 “sống chung” với COVID-19, năm 2021 là một năm đầy khó khăn, thử thách với đất nước. Trong điều kiện vô cùng khó khăn và nhiều thách thức, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã chung tay, chung sức vững vàng vượt qua sóng gió, thực hiện thắng lợi các mục tiêu cơ bản của năm 2021. Điều gì đã tạo nên dấu ấn của năm 2021?

TS Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế chia sẻ:

Năm 2021 có thể nói là chưa bao giờ nền kinh tế của chúng ta phải chịu một cú sốc nặng như vậy. Chúng ta phải đối mặt với những điều chưa có tiền lệ.

Bên cạnh đó, những khó khăn đã kéo dài suốt 2 năm với bức tranh khá ngược nhau. Nếu năm 2020, Việt Nam là một trong số hiếm hoi đất nước kiểm soát thành công dịch bệnh với kể cả số ca nhiễm cũng như số người tử vong. Năm 2021, nhất là từ khi làn sóng dịch thứ 4 thì tất cả những gì được phản ánh trên đài, trên báo ở nước khác lại xảy ra ở ngay Việt Nam, nhất là 19 tỉnh, thành phía Nam.

Nền kinh tế theo đó phải chịu tác động rất mạnh, kể cả yếu tố đầu vào và đầu ra, tác động đến chuỗi cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, đúng như ông Cường (GS.TS Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - PV) đã nói, trụ cột kinh tế của chúng ta là nguồn cung cho thị trường thế giới khá là tốt, tuy vẫn còn yếu tố bất định. Ta tận dụng được cơ hội đó để vượt qua được khó khăn để đạt được thành tích xuất khẩu ấn tượng trong năm 2021.

Ở góc độ khác, trong nước, mặc dù gián đoạn nguồn cung nhưng tổng cầu trong nước năm 2021 lại giảm. Đây là yếu tố quan trọng giúp chúng ta ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh dịch bệnh. Nhiều mặt hàng thiết yếu không có biến động lớn về giá dù bị gián đoạn bởi cung ứng hay tác động bởi dịch bệnh. Việc duy trì lạm phát dưới 2% trên nền tảng giá cả ổn định là một thành công của chúng ta.

Đặc biệt, yếu tố tiền tệ. Dù chúng ta áp dụng các gói hỗ trợ, an sinh xã hội trị giá hàng chục nghìn tỷ động. Chúng ta cũng có những động thái để thúc đẩy đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Chúng ta cũng duy trì tổng tín dụng suốt năm 2021 ở mức xấp xỉ 13,95%. Chúng ta cũng đảm bảo duy trì tăng tổng phương tiện thanh toán của chúng ta đảm bảo nền kinh tế vượt qua được dịch bệnh và phục hồi sau khi dịch được kiểm soát.

Đây là những yếu tố quan trọng.

>> Cơ hội phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022

nền kinh tế Việt Nam vẫn giành được niềm tin của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn giành được niềm tin của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Một trong những điều ta đã thực hiện trong năm 2021 là giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp, điều này cũng giúp giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là một thành tích nổi bật.

Chính sách tài khóa, thu chi ngân sách, việc kiểm soát nợ công, kiềm chế thâm hụt ngân sách trong bối cảnh phải bố trí nhiều khoản chi quy mô chưa từng có liên qan đến phòng, chống dịch trên cả nước trong thời gian dài. Nỗ lực đó góp phần rất lớn trong ổn định kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, do xuất khẩu có tốc độ tăng tốt đã tác động tích cực đến cán cân thương mại, cán cân tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán.

Dự trữ ngoại hối năm 2021 lên tới mức kỷ lục là trên 100 tỷ USD. Đặc biệt, tỷ giá hối đoái, không những đồng Việt Nam không mất giá mà còn lên giá khoảng 1% so với USD.

Bên cạnh có một yếu tố tôi đặc biệt quan tâm là tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2021 vẫn tiếp tục tăng so với năm 2020. Nếu khu vực kinh tế nhà nước và khu vực FDI có tốc độ tăng vốn giảm so 2020 thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn tăng và bù đắp được phần giảm của 2 khu vực kia. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có cam kết đầu tư với số vốn cam kết tăng hơn so với năm 2020.

Như vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn giành được niềm tin của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định như vậy, chúng ta sẽ sớm phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng mà ta đã đạt được trong giai đoạn trước khi dịch bệnh diễn ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những chuyển hướng chiến lược: (Kỳ 2) Dấu ấn đáng nhớ tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713558690 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713558690 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10