Những mệnh lệnh cứu dân

Diendandoanhnghiep.vn “Cứu người là quan trọng nhất, cho nên, tất cả các giải pháp có thể được, kêu gọi tàu bè, di dời dân cũng như khi tàu vào rồi thì cương quyết đưa ngư dân lên bờ, ngư dân trên lồng bè phải lên bờ”…

Đó là những mệnh lệnh, những chỉ đạo cấp thiết nhất trong việc cứu dân, giúp dân của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó bão tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 26/10 vừa qua.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cứu người là quan trọng nhất - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cứu người là quan trọng nhất - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bão số 6 chưa qua, bão số 7, số 8 lại đến… Huế, Quảng Trị mưa lại càng lớn hơn… giờ miền Trung tiếp tục đón bão số 9. Theo bản tin dự báo thời tiết sáng nay (28/10) Đảo Lý Sơn đang có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên mưa to với lượng phổ biến 70-150 mm.

Qua đó, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn sau bão, Thủ tướng yêu cầu các lực lượng liên quan, trước hết là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phải có cơ quan thường trực hỗ trợ các địa phương làm công tác này tốt nhất, “các trung đoàn, sư đoàn, lực lượng biên phòng trên địa bàn phải tập trung sức hỗ trợ dân trước bão và cứu dân sau bão”, kể cả dùng các phương tiện như máy bay trực thăng, xe tăng và các phương tiện để cứu dân khi bị mắc kẹt, bị bão lũ đe dọa tính mạng.

Các ngành chức năng cũng phải tích cực vào cuộc như ngành điện phải bảo đảm cho người dân sau bão, “thường gây đổ cột điện nhiều”, ngành giao thông bảo đảm giao thông thông suốt, nỗ lực không để cách trở nhiều ngày.

Các ngành, địa phương liên quan chuẩn bị lực lượng, hàng hóa để hỗ trợ người dân khi cần thiết, không để người dân thiếu thốn, “đói cơm, lạt muối”.

Thành phố Đà Nẵng giao Bộ chỉ huy quân sự thành phố nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Đối với các khu vực dễ ngập úng, tập trung di tản dân cư trước 15 giờ ngày 27/10.

Nhiều tỉnh thành miền Trung thiệt hại lớn do mưa lũ.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương quán triệt tinh thần “4 tại chỗ” từ tỉnh đến huyện, xã, không để bị động; dừng tổ chức các cuộc họp không cần thiết để tập trung phòng chống bão. “Phải đề cao cảnh giác, chủ quan thì hậu quả rất lớn”.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát biểu không tập trung quá nhiều vào tình hình, “phải rút ra được bài học nào trong phòng chống lũ lụt ở khu vực này”. Trong đó, phải xác định rõ những việc nào cần làm ngay để bảo đảm cuộc sống bình thường của người dân, xử lý vấn đề môi trường, phòng chống dịch bệnh. 

Có thể thấy, các đợt mưa lũ dồn dập đang tiếp tục gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản của các tỉnh miền Trung. Nhà ngập, nhiều tài sản gom góp cả đời, thóc lúa, trâu bò… cũng đều trôi theo dòng nước lũ. Người dân miền Trung cho biết, đợt lũ này đã vượt mốc lịch sử năm 1983. Những mất mát thiệt hại của người dân vùng lũ miền Trung đến thời điểm này là chưa thể nào đo đếm được.

Nhiều đoàn thiện nguyện đã đến với người con vùng lũ. Trong ảnh: Đoàn thiện nguyện của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp cứu trợ bà con tại Quảng Trị.

Nhiều đoàn thiện nguyện đã đến với người con vùng lũ. Trong ảnh: Đoàn thiện nguyện của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp cứu trợ bà con tại Quảng Trị.

Trước thiệt hại không thể đong đếm, những mệnh lệnh cứu dân liên tục được phát ra từ trái tim người lính, người lãnh đạo điều hành…  Hẳn chúng ta ai cũng thấy được gương mặt nghiêm nghị nhưng lo lắng cho đồng bào, thấy được sự khẩn trương của các tư lệnh ngành Nông Nghiệp, Y tế, Công an, Quân đội, Giao thông… cũng như các lãnh đạo địa phương trong công tác ứng phó với mưa bão.

Ngoài chỉ đạo của Thủ tướng, giữa đêm tối và bịt bùng mưa gió bủa vây, tính mạng, tài sản bị đe dọa, chính là lúc người dân cần đến sự có mặt kịp thời của lực lượng cứu hộ, Công an, Quân đội. Lực lượng tiên phong này xứng đáng là con em của nhân dân, được nhân dân sinh ra, nuôi nấng, đùm bọc, che chở trong những năm kháng chiến khó khăn, gian khổ cũng như trong thời bình.

Trong những ngày qua, cứu dân đã trở thành mệnh lệnh cao nhất đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội đứng chân trên địa bàn các tỉnh miền Trung. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã nhiều ngày đêm trực chiến, bám địa bàn, ăn tạm mỳ tôm, bánh mỳ để tập trung làm nhiệm vụ.

Hiện Bộ Tư lệnh Quân khu 4 vẫn đang lập sở chỉ huy tiền phương phòng, chống lụt bão tại tỉnh Thừa Thiên - Huế để chỉ đạo kịp thời công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ… Thêm nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 xung phong lên đường, chấp nhận gian khổ, đối mặt với hiểm nguy cứu người, tài sản của nhân dân..v..v.

Đến giờ, chúng ta vẫn khắc khoải hình ảnh Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh Quân khu 4 cùng đoàn cứu hộ Rào Trăng 3 hi sinh trong muôn vàn tiếc thương của đồng bào. Nhưng nó cho thấy, dù khó khăn, hiểm nguy đến mấy, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu cũng tìm mọi cách để đến với người dân.

Đúng là, “Cứu người dân là mệnh lệnh không lời”. Mệnh lệnh từ trái tim  càng thôi thúc bước chân cán bộ, chiến sĩ lực đến với người dân nhanh hơn, khẩn trương hơn mà chẳng hề để ý đến những hiểm nguy đang rình rập quanh mình.

Miền Trung vẫn đang phải oằn mình trong những đợt mưa bão lớn, lũ lớn và dự báo tình hình còn nhiều khó khăn phức tạp phía trước. Và chúng ta thật sự cảm kích những mệnh lệnh cứu dân, cảm kích với tinh thần nghĩa đồng bào của dân tộc Việt Nam.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những mệnh lệnh cứu dân tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714034880 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714034880 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10