Liên minh châu Âu (EU) vẫn cho thấy sự mơ hồ trong việc “cấm” hay “không cấm” năng lượng của Nga. Mặc dù, điều này đã khiến các thương nhân năng lượng lớn trên thế giới quay lưng với dầu Nga.
>>>Vực dậy kinh tế (Bài 1): EU với công cụ "Coronabonds" và định chế ECB
Theo một nguồn tin từ Reuters cho biết, các nhà giao dịch dầu lớn nhất thế giới sẽ cắt giảm lượng dầu mua của Nga từ ngày 15/5.
Trước đó, Shell đã ngừng mua dầu thô của Nga và mới đây Vitol, nhà kinh doanh dầu lớn nhất thế giới, cũng tuyên bố rằng họ sẽ loại bỏ hoàn toàn dầu thô của nước này vào cuối năm 2022, cùng với những công ty như Trafigura ngay sau đó.
Vitol, thương nhân năng lượng lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Rotterdam, Hà Lan và Geneva, Thụy Sĩ, cùng văn phòng đại diện tại hơn 40 quốc gia. Các khu vực hoạt động chính của Vitol là Houston, Geneva, Singapore và London. Mối quan tâm kinh doanh chính là năng lượng, bao gồm than, khí đốt tự nhiên, điện, nông sản, xăng, metanol, etanol, LPG và khí thải carbon.
Hoạt động của Vitol được bổ sung bởi các bến chứa dầu cùng các dự án thăm dò và sản xuất trên khắp thế giới. Ngoài ra, họ còn có các dự án thăm dò và sản xuất ở Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Cameroon, Ghana và Bờ Biển Ngà cùng một số những nước khác.
Doanh thu của Vitol đã tăng gần gấp đôi vào năm ngoái lên 279 tỷ USD khi nhu cầu dầu toàn cầu tăng trở lại. Công ty đã giao dịch 7,6 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm dầu khác mỗi ngày vào năm ngoái. Con số này còn nhiều hơn lượng dầu thô xuất khẩu hàng ngày của Nga, mà IEA ước tính vào khoảng 4,7 triệu thùng năm 2021.
Nhưng giờ đây, ngay cả họ cũng quay lưng với dầu của Nga sau một lệnh cấm vận rộng hơn, đã được áp dụng khi các ngân hàng, thương nhân, chủ hàng và công ty bảo hiểm cố gắng tránh dính líu vào các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây.
Trên thực tế, dầu của Nga ngày càng trở nên “khó nhai” đối với nhiều người mua, ngay kể cả khi dầu thô Urals chuẩn của họ đã được giao dịch với mức chiết khấu ngày càng rộng trên thị trường thế giới. Hiện nó có giá trị thấp hơn 34 USD / thùng so với dầu thô Brent.
>>>Sự cẩn trọng của các công ty Trung Quốc
>>>Các công ty Trung Quốc “lặng lẽ” thu gom dầu rẻ của Nga
Rõ ràng, các nhà kinh doanh dầu lớn nhất thế giới đang tuyên bố sẽ cắt giảm lượng mua để tránh vi phạm lệnh trừng phạt của EU với Nga, nhưng, lệnh trừng phạt chính thức cấm nhập khẩu dầu của EU từ Nga, vẫn đang khá mơ hồ.
Hiện tại, EU vẫn đang cho phép mua dầu thô từ Gazpromneft hoặc Rosneft, các công ty năng lượng của Nga, trên cơ sở sự “cần thiết” để duy trì đủ nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh đang bối rối xung quanh sự mơ hồ của từ “cần thiết”, vì họ đóng vai trò trung gian cho những giao dịch mua này, điều này đã ảnh hưởng đến quyết định cắt giảm số tiền họ mua của họ.
Hơn nữa, các quốc gia EU đã thảo luận về một lệnh cấm vận dầu mỏ tiềm năng đối với Nga, trong khi Mỹ cấm tất cả năng lượng nhập khẩu từ nước này và Anh tuyên bố sẽ cắt giảm hoàn toàn nhập khẩu năng lượng từ Nga vào cuối năm 2022.
Tuần trước, EU đã thực hiện các bước đầu tiên trong việc cấm nhập khẩu năng lượng của Nga để đáp trả cuộc chiến của Putin ở Ukraine khi khối này đồng ý ngừng nhập khẩu than hoàn toàn, bắt đầu từ cuối năm nay. Theo sau đó là Nghị viện EU bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp tục.
Nhưng, với việc nhiều nước châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào Nga để nhập khẩu dầu. EU đang nhận khoảng 3,1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của khối này. Nga cung cấp nhiều dầu hơn cho khối này so với ba nhà cung cấp lớn nhất tiếp theo - Iraq, Nigeria và Saudi Arabia - cộng lại.
Chính điều này đang khiến có một sự “nhùng nhằng” trong việc “cấm” hay “không cấm” năng lượng của Nga.
Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, có thể sẽ mất 240 tỷ USD, tương đương 6,5% sản lượng kinh tế hàng năm, trong vòng hai năm nếu khí đốt của Nga bị ngừng hoạt động, theo một báo cáo từ một nhóm các tổ chức kinh tế tư vấn cho chính phủ.
Theo các chuyên gia phân tích, tác động tích lũy của việc nới rộng lệnh cấm vận dầu mỏ của EU với Nga, có thể khiến giá dầu cao hơn trên toàn cầu do người mua tranh giành nguồn cung thay thế. Nga là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới, sau Ả Rập Xê-út và chiếm 14% nguồn cung toàn cầu vào năm ngoái, theo IEA.
Có thể bạn quan tâm
Đàm phán Nga - Ukraine tiếp tục gặp trở ngại
04:44, 08/04/2022
Căng thẳng Nga - Ukraine... chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
04:38, 07/04/2022
Căng thẳng Nga - Ukraine làm giảm tăng trưởng khu vực châu Âu
04:30, 06/04/2022
Mỹ có dễ dàng thúc giục Trung Quốc "chọn phe" trong cuộc chiến Nga - Ukraine?
15:33, 29/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và sự cáo chung của toàn cầu hóa
05:15, 29/03/2022