Dù chính sách phát triển kinh tế tư nhân tiếp tục được hoàn thiện, nhưng những kết quả đạt được trong những tháng gần đây cho thấy Nghị quyết 10-NQ/TW đã dần đi vào cuộc sống.
Khu vực kinh tế tư nhân chính thức còn nhỏ bé
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục thống kê, khu vực kinh tế tư nhân đã tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP từ mức 6,9% năm 2010 lên mức 8,21% năm 2016. Mặc dù vậy, nếu so sánh với các khu vực kinh tế khác thì khu vực kinh tế tư nhân chính thức vẫn còn rất nhỏ bé.
Cụ thể, khu vực doanh nghiệp nhà nước đóng góp 28,81% GDP, khu vực kinh tế cá thể đóng góp 30,43% GDP và khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp 18,59% GDP năm 2016. Các doanh nghiệp tư nhân mặc dù có số lượng lớn, nhưng qui mô lại rất nhỏ bé. Khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 96% trong tổng số hơn 600 nghìn doanh nghiệp trong cả nước, trong đó hơn 50% số doanh nghiệp có số lao động dưới 10.
Kết quả điều tra từ PCI 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu khả năng phát triển lên quy mô lớn. Khu vực tư nhân đang chủ yếu sản xuất cho thị trường trong nước. Chỉ có 11% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người mua hàng quốc tế và chỉ 14% bán cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Như vậy, những con số trên cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có sự hồi phục, phát triển trở lại sau giai đoạn duy giảm kinh tế 2009-2011.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong khu vực kinh tế này.
Có thể bạn quan tâm
01:00, 09/07/2018
10:19, 23/06/2018
13:30, 17/06/2018
06:00, 06/05/2018
02:02, 12/04/2018
23:17, 10/04/2018
05:08, 16/02/2018
05:21, 08/02/2018
Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản
Mặc dù, khu vực kinh tế tư nhân đã được gỡ bỏ nhiều rào cản để phát triển trong thời gian vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân vẫn gặp nhiều thách thức trong quá trình phát triển.
Một nghiên cứu gần đây về các rào cản đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân của trường Đại học kinh tế quốc dân cho thấy khu vực kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục gặp nhiều rào cản gia nhập ngành, khó tiếp cận vốn ngân hàng và gặp nhiều khó khăn liên quan đến các thủ tục thuế và hải quan.
Cụ thể, xác suất hồ sơ xin vay vốn được chấp nhận giải ngân sẽ bị giảm khoảng 23,7 đến 26 điểm phần trăm nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, sẽ tăng khoảng từ 2,3 đến 2,8 điểm phần trăm nếu đó là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Tính toán từ mẫu điều tra 699 doanh nghiệp của Báo cáo cho thấy khu vực tư nhân phải tiêu tốn nhiều thời gian cho các thủ tục này nhiều hơn so với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Có tới 34,1% doanh nghiệp khu vực tư nhân phản ánh phải bỏ ra trên 20% thời gian trong một tháng để giải quyết các thủ tục thuế và hải quan, trong khi con số này ở khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ là 14,7%.
Ngoài những khó khăn đặc thù như trên, khu vực kinh tế tư nhân cũng gặp phải những thách thức tương tự như các doanh nghiệp khác trong nước như về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, chi phí lương và bảo hiểm ngày càng cao, chi phí logistics lớn...
Đây là những thách thức cần phải giải quyết để giúp doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cạnh tranh được với các doanh nghiệp trên thế giới.