Những thăng trầm của TTCK Việt Nam trong năm 2022

Diendandoanhnghiep.vn Lên đỉnh rồi lại lao dốc vào những ngày cuối cùng của năm, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) sau một năm biến động liệu còn sức hút với nhà đầu tư?

Diễn Đàn Doanh Nghiệp điểm lại những thăng trầm của thị trường trong năm 2022...

Dòng tiền nhà đầu tư ngoại "ùn ùn" đổ vào TTCK Việt Nam

TTCK Việt Nam đã có 01 năm thăng trầm từ đỉnh cao và rơi xuống đáy vào những ngày cuối cùng cuả năm 2022

TTCK Việt Nam đã có 01 năm thăng trầm từ đỉnh cao và rơi xuống đáy vào những ngày cuối cùng của năm 2022

1. Chỉ số VN-Index cán mốc 1.500 điểm

Tiếp nối năm 2021 thăng hoa, đầu tháng 1/2022 thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu năm mới bằng việc đạt mức cao nhất mọi thời đại, với chỉ số VN-Index tăng 2,0% lên 1.528,6 điểm và trong một khoảng thời gian không ngắn, TTCK VN vẫn trụ vững và dao động trong vùng 1.450- 1.550 điểm.

Không chỉ về mặt điểm số, thanh khoản thị trường cũng bùng nổ với hàng tỷ cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên. Giá trị khớp lệnh thường xuyên vượt tỷ USD, đỉnh điểm vào ngày 10/1 khi thanh khoản toàn thị trường vượt hơn 2 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục mà TTCK Việt Nam chưa bao giờ đạt tới.

Thời điểm VN-Index trên đỉnh lịch sử, vốn hoá HoSE cũng thiết lập kỷ lục mới, hơn 6 triệu tỷ đồng vào đầu tháng 4/2022. Danh sách doanh nghiệp tỷ USD vốn hóa cũng tăng vọt lên trong đó nhiều doanh nghiệp lần đầu tiên xuất hiện như HPG, VCB, VIC, PNJ, VHM…

2. Chỉ số chứng khoán VN hiệu suất đầu tư kém so với khu vực

Tuy nhiên, tình hình bắt đầu thay đổi khi chủ tịch của một số tập đoàn lớn bị bắt vì tội thao túng TTCK cũng như vi phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. VN-Index đã giảm 23,1% xuống 1.172 điểm chỉ trong một tháng sau thời điểm diễn ra sự kiện trên do đà bán tháo ồ ạt dẫn đến hiện tượng bán giải chấp trên toàn thị trường. Kể từ đầu tháng 9/2022, VN-Index nối dài xu hướng giảm, tiếp tục lao dốc và ghi nhận mức thấp 952,1 điểm vào ngày 22/11/2022. HNX-Index và UPCOM-Index cũng giảm lần lượt 58,9% và 39,3% kể từ đầu năm.

Trong năm 2022, VN-Index là chỉ số có hiệu suất đầu tư kém tích cực nhất với mức giảm 36,5% kể từ đầu năm và có diễn biến giá xếp sau tất cả các TTCK Đông Nam Á khác, bao gồm Indonesia (JCI Index: +6,8% kể từ đầu năm), Singapore (STI Index: +4,3% kể từ đầu năm), Thái Lan (SET Index: -2,6% kể từ đầu năm), Malaysia (FBMKL CI Index: -8,1% kể từ đầu năm), Philippines (PCOMP Index: -9,7% kể từ đầu năm). Theo VNDirect, ba vấn đề chính gây khó khăn cho TTCK trong năm 2022, đó là lãi suất tăng, thắt chặt tín dụng đối với các phân khúc cho vay rủi ro cao, bao gồm đầu tư bất động sản, chứng khoán và kênh huy động vốn dài hạn là thị trường TPDN gặp khó khăn do khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư sau sự cố Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát.

3. Các cổ phiếu tác động mạnh nhất đến thị trường

Đó là GAS (tăng 17% từ đầu năm), là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho đà tăng của VN-Index, tiếp theo là SAB (+23% từ đầu năm), BCM (+18%), REE (+18%). Những cổ phiếu khác đóng góp vào đà tăng của chỉ số bao gồm PNJ (+9%), VHC (+9%), STG (+31%), PDN (+47%)… Ngược lại, NVL giảm 72% từ đầu năm, nguyên nhân lớn nhất làm giảm thành tích của VN-Nndex. Các cổ phiếu kéo chỉ số khác, bao gồm HPG (-58% từ đầu năm), TCB (-56%), GVR (-65%), DIG (-84%), SSI (-64%), PDR (-77%), VIB (- 48%), PLX (-49%) và TPB (-50%).

4. Thanh khoản thị trường suy yếu khi chính sách tiền tệ dần thắt chặt

Theo đó, giá trị giao dịch bình quân trên cả 3 sàn giảm 22,3% xuống còn 20.862 tỷ đồng. Thanh khoản bình quân của HoSE đạt 17.696 tỷ đồng/phiên giảm 19,6%, trong khi chỉ tiêu này của HNX và UPCOM lần lượt đạt 2.023 tỷ đồng/phiên, giảm 36,0% và 1.142 tỷ đồng/phiên, giảm32,8% svck. Số lượng tài khoản chứng khoán mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước sụt giảm kể từ tháng 6 nhưng tổng số 10 tháng đầu năm 2022 vẫn tăng 121% với 2.401.722 tài khoản.

5. Chỉ số các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ giảm mạnh

Từ Quý 2/2022, VN-Index giảm ít hơn so với VN30, VNMID (chỉ số vốn hóa trung bình) và VNSML (chỉ số vốn hóa nhỏ). Điều này đã khiến VNMID-Index và VNSML-Index lao dốc nhất với mức giảm lần lượt là 53,9% và 48,8% kể từ đầu năm. Hầu hết các chỉ số ngành đều suy yếu trong năm 2022, ngoại trừ Nước & Khí đốt và ngành Đồ uống. Đáng chú ý, Dịch vụ tài chính trở thành ngành giảm mạnh nhất với mức chiết khấu 61,0% kể từ đầu năm, tiếp theo là Thép (-59,3%), Xây dựng (-54,7%), Hóa chất (-50,5%) và Bất động sản (-48,6%). Ở chiều ngược lại, các ngành phòng thủ như Nước & khí đốt và Đồ uống ghi nhận mức tăng trưởng dương, lần lượt tăng 9,7% và 13,8% kể từ đầu năm.

6. Điểm sáng dòng tiền từ khối ngoại

Sau thời gian bán ròng kéo dài, khối ngoại tích cực mua ròng trở lại. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên TTCK Việt Nam với gần 6.614 tỷ đồng (283 triệu USD) trong quí 2/2022 sau khi căng thẳng chính trị Nga-Ukraine leo thang chiến tranh và Fed bắt đầu nâng lãi suất. Sau đó, khối ngoại dần quay lại tích cực hơn kể từ tháng 4 và mua ròng mạnh trong đợt giảm giá sâu của TTCK vào tháng 11. Tính chung, khối ngoại đã mua ròng khoảng 6.821 tỷ đồng trên 3 sàn trong 11 tháng. Đa phần hoạt động mua vào được yểm trợ bởi 11.421 tỷ đồng dòng vốn ETF (chủ yếu từ VNDiamond ETF và Fubon ETF) đổ vào thị trường.

Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại đã tăng mạnh từ 6,2% đầu năm 2022 lên 14,8% trên tổng giá trị giao dịch thị trường vào cuối tháng 11/22. Theo VNDirect, tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi như VN.

7.  Năm ghi nhận nhiều thay đổi nhằm nâng cao tính minh bạch

Về thông tin, đó là hỗ trợ tối đa cho hoạt động đầu tư: Sàn HoSE, HNX đã công bố dữ liệu tự doanh rộng rãi và miễn phí. Việc công khai dữ liệu giao dịch quan trọng này đã thể hiện quyết tâm của cơ quan quản lý trong việc minh bạch thông tin, công bằng giữa nhà đầu tư nhỏ lẻ và nhà đầu tư tổ chức.

8. Doanh nghiệp phải báo cáo giao dịch "đột biến"

UBCKNN đã có công văn hướng dẫn các Sở Giao dịch Chứng khoán việc yêu cầu tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch báo cáo, công bố thông tin liên quan đến công ty khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn liên tiếp. Đây là một trong những giải pháp nhằm tăng cường giám sát, đảm bảo tính công khai, minh bạch, nhất là sau nhiều vụ thao túng giá cổ phiếu.

9. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) đã quyết định thay đổi phương pháp tính giá của chứng khoán phái sinh

Theo đó ngày thanh toán cuối cùng (FSP) của hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 từ “giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng” thành “giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa).

10. Rút ngắn giao dịch T+

Ngày 19/08/2022, VSD đã ban hành quy chế thanh toán bù trừ mới quy định thời gian ngân hàng thanh toán (NHTT) hoàn tất thanh toán tiền và VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán được điều chỉnh từ 15h30-16h00 lên 11h00-11h30 ngày T+2. Nhờ đó, nhà đầu tư có giao dịch mua, bán chứng khoán ngày T+0 sẽ nhận được chứng khoán, tiền trước 13h ngày T+2 để có thể thực hiện mua, bán chứng khoán trong phiên giao dịch buổi chiều cùng ngày.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những thăng trầm của TTCK Việt Nam trong năm 2022 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713602764 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713602764 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10