Những thương vụ thoái vốn nhà nước đình đám năm 2018 (Kỳ 6): Thách thức của DMC

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù có kết quả kinh doanh lạc quan, tuy nhiên, sự phát triển của thị trường cùng những cạnh tranh ngày càng hay gắt từ đối thủ trong ngành là những thách thức không nhỏ đối với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (mã DMC, sàn HOSE).

CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (mã chứng khoán DMC) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về kế hoạch SXKD năm 2018 dự kiến sẽ trình ĐHCĐ thường niên năm 2018. Ngày 28/3 sẽ chốt danh sách cổ đông và phiên họp dự kiến diễn ra vào 24/4 tới đây tại Hội trường công ty ở Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Kế hoạch "vừa miếng"

Theo báo cáo tài chính vừa công bố của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco (mã DMC, sàn HOSE), năm 2017 Công ty đạt gần 1.340 tỷ đồng doanh thu, tăng 4% so với năm trước đó. Trong khi lợi nhuận sau thuế đạt gần 208 tỷ đồng, tăng 23,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu do chi phí giảm, đồng thời doanh thu tài chính tăng, chi phí tài chính giảm.

Giai đoạn 2004 – 2017, DMC có tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 8,6% và tăng trưởng lợi nhuận bình quân là 16,6%. Công ty luôn duy trì lượng cổ tức đều đặn khoảng 20 – 22% qua các năm. Trong đó, năm 2016, công ty trả cổ tức 20% bằng tiền mặt và chia thưởng cổ phiếu 30%.

Với những nền tảng đạt được trong năm 2017, Domesco đặt mục tiêu khá dè dặt cho năm 2018 với 1.468 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 10% so với doanh thu đạt được năm 2017.

Theo đó, năm 2018 Domesco đặt mục tiêu đặt 1.468 tỷ đồng doanh thu, tăng 9,6% so với doanh thu đạt được năm 2017. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 225 tỷ đồng, tăng 8% so với lợi nhuận đạt được năm trước đó.

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu DMC của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco hồi tháng 11/2017, đại diện công ty cho biết, Kế hoạch giai đoạn 2018 – 2020, DMC đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 10%. Trong đó doanh thu năm 2018 dự kiến 1.550 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng.

Trong ngắn hạn, DMC sẽ thực hiện hợp tác toàn diện với cổ đông chiến lược: nâng công suất 2 nhà máy Non và Peni, hợp tác chuyển giao công nghệ và nhượng quyền sản xuất, nhượng quyền thương mại.

Hiện, Cổ đông nhà nước SCIC hiện sở hữu hơn 12 triệu cổ phần DMC tương đương 34,74% vốn điều lệ. Công ty có một cổ đông lớn ngoại quốc là CFR International SPA, thành viên trực thuộc của Tập đoàn Abbott với tỷ lệ sở hữu 51,69%.

Theo kế hoạch SCIC sẽ tiến hành thoái vốn tại Domesco trong tháng 4/2018.

Liệu đã vội mừng?

"Đói ăn rau, đau uống thuốc" là những gì các nhà đầu tư đã hình dung về triển vọng ngành dược trong nhiều năm qua. Đặc biệt là mặt hàng thuốc đang có nhu cầu lớn tại quốc gia đang phát triển như VN. Cho đến ngày nay, nhu cầu về thuốc ngày càng gia tăng ở VN. Theo tính toán của IMS, tăng trưởng ngành dược Việt Nam sẽ đạt từ 8-9% trong giai đoạn 2017-2021.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường dược phẩm hấp dẫn với đặc điểm quy mô dân số khá lớn, tuổi thọ trung bình đang gia tăng đi kèm với việc nhận thức về sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, mặc dù thuộc nhóm 3 (nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất) trong số 17 nước pharmerging nhưng chi tiêu thuốc bình quân đầu người của Việt Nam vẫn chưa đến 40 USD/người/năm, chỉ bằng khoảng 1/2 mức bình quân của các nước pharmerging. Riêng năm 2018, nhiều dự báo chi phí chăm sóc sức khỏe cho toàn bộ người dân dự kiến có mức tăng trưởng 12%/năm, đạt khoảng 18 tỉ USD cho thấy bức tranh của ngành này vẫn đang rất xán lạn.

Dù đánh giá rất cao tiềm năng cũng như dư địa phát triển trong nước nhưng theo PGS.TS Lê Văn Truyền, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, sản lượng thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu trong năm 2015, còn lại phải nhập khẩu và giá trị nhập khẩu thì đang tăng khoảng 16%/năm. Đó là một thực tế cho thấy miếng bánh đang được chia không đều và phần của các DN trong nước ngày càng nhỏ dần.

Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh trên thị trường cũng ngày càng gay gắt, khi một số doanh nghiệp đang nuôi tham vọng rất lớn để vượt lên chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Dược Cửu Long (mã DCL, sàn HOSE) sau khi mua lại Công ty Dược phẩm Euvipharm và tập trung tái cơ cấu cho Euvipharm vào năm 2017, đang đặt mục tiêu tung quân phủ sóng thị trường từ năm 2018. Trong khi đó, các đại gia như Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (mã DHG, sàn HOSE), Công ty cổ phần Traphaco (mã TRA, sàn HOSE)… đều muốn tiếp tục gia tăng “phần bánh” của mình trên thị trường.

Thị trường bán lẻ dược phẩm từ năm 2018 cũng sẽ nổi sóng với sự tham gia của nhiều công ty phân phối lớn. Các đại gia ngành phân phối như Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, Công ty Bán lẻ FPT, Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld) đều đang thực hiện các dự án đầu tư chuỗi nhà thuốc. Điều này sẽ tạo ra thế lực mới cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp dược lớn vốn tự tổ chức hệ thống phân phối riêng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những thương vụ thoái vốn nhà nước đình đám năm 2018 (Kỳ 6): Thách thức của DMC tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713576694 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713576694 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10