Những vấn đề đằng sau việc tăng trưởng chậm của Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Khủng hoảng năng lượng cùng khối nợ khổng lồ từ thị trường bất động sản đã làm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chỉ tăng 4,9% trong quý 3/2021.

Trung Quốc rơi vào cuộc khủng hoảng thiếu điện

Trung Quốc đang rơi vào cuộc khủng hoảng thiếu điện trầm trọng những tháng gần đây.

Khủng hoảng nối khủng hoảng

Theo số liệu do Cục Thống kê quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố ngày 18/10, GDP Trung Quốc tăng trưởng 4,9% trong quý 3/2021 sau một năm. Mức tăng này thấp hơn hẳn so với mức 7,9% trong quý trước đó và cũng thấp hơn mức 5% như dự đoán trước đó của các chuyên gia.

Sản lượng công nghiệp - trụ cột tăng trưởng của Trung Quốc - sụt giảm nghiêm trọng, nhất là vào tháng 9. Fu Linghui, người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, cho biết: “Những thách thức trong việc giữ cho nền kinh tế vận hành đã tăng lên. Sự phục hồi của đất nước sau đại dịch COVID-19 vẫn chưa ổn định và không đồng đều”.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất thoát khỏi năm 2020 mà không rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, quốc gia này đã phải đối mặt với một loạt thách thức trong năm nay đang đè nặng lên tăng trưởng.

Cụ thể, cuộc khủng hoảng năng lượng làm sụt giảm sản lượng của các nhà máy và dẫn đến việc cắt điện ở một số khu vực do nhu cầu sử dụng các dự án xây dựng cần nhiên liệu hóa thạch và trái ngược với việc Bắc Kinh theo đuổi các mục tiêu đầy tham vọng nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon.

Theo ông Yang Qingjun, chủ cửa hàng tạp hóa trong một khu công nghiệp lâu đời ở Đông Quan, chia sẻ. "Việc cắt điện đã khiến các nhà máy cắt giảm hoạt động và dừng trả lương làm thêm giờ. Người lao động sống tiết kiệm hơn. Nền kinh tế đang trì trệ."

Thêm vào đó, lĩnh vực bất động sản cũng đang chịu sự thúc đẩy của chính phủ nhằm hạn chế việc vay nợ quá mức. Giới quan sát nhận định việc Bắc Kinh kiểm soát thị trường bất động sản mạnh tay hơn đã khiến các hoạt động xây dựng co lại.

Nguồn vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản vì thế cũng bị siết bớt. Đầu tư bất động sản tại Trung Quốc đã giảm khoảng 4% trong tháng 9 so với năm 2020 sau khi đi ngang vào tháng 8. Cùng với đó, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ tại Tập đoàn China Evergrande nay đã lan sang các công ty bất động sản khác, đẩy doanh số bán trong mảng này giảm xuống đáng kể. Một số công ty bất động sản khác đã chỉ ra rằng họ đang phải vật lộn để trả nợ.

Mặt khác, tình trạng thiếu điện trong tháng 9 vừa qua đã buộc nhiều nhà xưởng ở Trung Quốc giảm hoặc ngừng sản xuất hoàn toàn. Trong khi đó, người dân Trung Quốc vẫn tiếp tục hạn chế chi tiêu vì các biện pháp ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan vẫn kéo dài.

Iris Pang, Chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ING Group, cho biết hoạt động sản xuất đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Bà cũng chỉ ra, hoạt động tại một số cảng đã bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của COVID-19 và cũng như do các biện pháp mà chính quyền thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong quý II.

Trong báo cáo nghiên cứu gần đây, Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics cho biết, dự đoán tăng trưởng trong quý IV sắp tới của Trung Quốc có khả năng giảm còn 3% đến 4% khi tình trạng thiếu điện tác động khá nghiêm trọng đến phía nguồn cung trong khi nhu cầu cũng yếu. Sau thông tin GDP tăng chậm lại, chỉ số CSI 300 của chứng khoán Trung Quốc sáng nay đã mất 1,2%.

Niềm tin phục hồi

Tuy nhiên, phát biểu hôm 17/10, Thống đốc Dị Cương của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết việc hồi phục kinh tế vẫn diễn ra theo kế hoạch, dù động lực tăng trưởng còn khiêm tốn. Ông Dị cũng dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8% trong năm nay - cao hơn so với mục tiêu 6% do Bắc Kinh đề ra cho năm 2021. 

Bom nợ khổng lồ trong ngành bất động sản và cuộc khủng hoảng năng lượng khiến nền kinh tế Trung Quốc lao đao. Ảnh: New York Times.

Bom nợ khổng lồ trong ngành bất động sản đã khiến nền kinh tế Trung Quốc lao đao. Ảnh: New York Times.

Dự báo của thống đốc PBOC khiến giới quan sát phỏng đoán Chính phủ Trung Quốc sẽ không vội vàng bơm thêm các gói kích thích tăng trưởng vào nền kinh tế. Trước mắt, trong đầu tháng 10, Trung Quốc đã đề nghị cho các mỏ than tăng cường sản xuất.

Đã có một số dấu hiệu đáng mừng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc đã tăng 4,4% trong tháng 9 từ mức 2,5% của tháng 8. Theo các nhà phân tích của Goldman Sachs, điều đó phần lớn là do những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn dịch COVID-19.

Trong khi các biện pháp phong tỏa đã giảm tăng trưởng doanh số bán lẻ trong tháng 8, những hạn chế đó đã sớm được nới lỏng, góp phần vào sự phục hồi. Các chuyên gia cũng kỳ vọng, chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tiếp tục phục hồi trong quý IV.

Bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại trong quý này, Trung Quốc vẫn đang trên đà đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm do Bắc Kinh đặt ra là hơn 6%. Trong ba quý đầu năm 2021, GDP đã tăng 9,8% so với năm ngoài, khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến quốc gia này.

Nhưng nhiều nhà phân tích vẫn lo ngại. Một số công ty đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của họ đối với Trung Quốc trong năm nay. Theo Kuijs từ Oxford Economics, quốc gia này có thể sẽ cần phải thực hiện nhiều bước hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tới.

Ông cho rằng có khả năng Trung Quốc sẽ cần nới lỏng một số khía cạnh của chính sách tín dụng và bất động sản và khuyến khích nhiều dự án cơ sở hạ tầng hơn.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những vấn đề đằng sau việc tăng trưởng chậm của Trung Quốc tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711723679 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711723679 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10