Những yếu tố khiến Việt Nam phục hồi kinh tế nhanh chóng

Diendandoanhnghiep.vn Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company đánh giá Việt Nam có hai yếu tố giúp cho nền kinh tế có khả năng ứng phó với đại dịch COVID-19.

Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company cho biết, Việt Nam là quốc gia có khả năng cao sẽ phục hồi nhanh nền kinh tế về mức tăng trưởng trước khủng hoảng. 

Kinh tế Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong tăng trưởng của kinh tế khu vưc và thế giới. Tốc độ bật tăng cũng được

Kinh tế Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong tăng trưởng của kinh tế khu vưc và thế giới, tốc độ hồi phục càng được đánh giá cao trong khủng hoảng COVID-19.

Khả năng hồi phục kinh tế hàng đầu khu vực

Theo đó, so với các nền kinh tế ở châu Á và trên thế giới, Việt Nam có hai yếu tố giúp cho nền kinh tế có khả năng ứng phó với đại dịch. Cụ thể, yếu tố đầu tiên đó là Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh. Trên thực tế, các báo cáo chỉ ra rằng đã hai tháng Việt Nam không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.

Việt Nam chỉ đóng cửa nền kinh tế trong vòng ba tuần và đây cũng là quốc gia đầu tiên mở cửa nền kinh tế.

Yếu tố thứ hai đó là thị trường tiêu dùng ở Việt Nam. Trong vài năm qua, Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực châu Á về triển vọng kinh tế. Tỷ lệ người dân gia nhập vào tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, chi tiêu tăng dẫn đến sự bùng nổ trong thị trường tiêu dùng quốc gia. Kết quả là chi tiêu trong nước chiếm gần 70% GDP Việt Nam.

Trước đó, những nhận định lạc quan về hồi phục kinh tế của Việt Nam cũng được nhiều tổ chức quốc tế đưa ra. UBS Research thậm chí còn cho rằng, Việt Nam là một trong những điểm sáng nhất châu Á bất chấp thách thức của việc ngăn chặn đại dịch COVID-19, nền kinh tế của nước này đã sẵn sàng để hồi phục.

"Việt Nam đang phát triển và có cơ hội tốt để tiếp tục tăng thị phần toàn cầu về xuất khẩu trong tương lai, vì vậy triển vọng khá sáng sủa theo nghĩa tương đối trong khu vực", ông Edward Teather, Nhà kinh tế học khu vực Asean tại UBS Research nhấn mạnh.

Việt Nam được coi là một trung tâm sản xuất thay thế đối với các công ty muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, vì căng thẳng giữa chính quyền Bắc Kinh và Washington dẫn đến việc tăng thuế.

Thị trrường Việt Nam có thể sẽ chiếm một phần đáng kể trong khoảng trống mà Trung Quốc để lại. Nhờ đó mà ngành công nghiệp sản xuất quốc gia đang phát triển mạnh mẽ. Cũng là một dấu hiệu tăng trưởng tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO 2020) do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) công bố tháng 4 vừa qua cũng cho rằng, trong trung và dài hạn, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Eric Sidgwick nhận định: “Dù các hoạt động kinh tế đi xuống và các rủi ro do đại dịch vẫn còn, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á”.

Trên thực tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều dự đoán rằng Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 7% vào năm tiếp theo.

Cần thận trọng với diễn biến quốc tế

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM): “Dư địa điều hành tài khóa và tiền tệ vẫn còn để có thể ứng phó với các kịch bản kinh tế trong thời gian tới. So với nhiều năm trước, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã thể hiện sức chống chịu tốt hơn rất nhiều”.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào “cỗ xe tam mã” đã được chỉ ra cho khôi phục kinh tế, thì yếu tố xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều thách thức. Theo đó, cầu thế giới đang giảm rất mạnh, những lo lắng về sự bất ổn khiến người tiêu dùng tiết kiệm và giảm chi tiêu, vì thế xuất khẩu giảm.

“Hiện chúng ta kỳ vọng đẩy mạnh xuất khẩu làm trụ cột cho tăng trưởng, nhưng theo công thức tổng cung - tổng cầu thì đóng góp của xuất khẩu cho tăng trưởng Việt Nam 2020 cũng sẽ không nhiều. Hiện nay đơn hàng của doanh nghiệp bị đứt hàng loạt. 6 tháng vừa qua mới chỉ là những khó khăn ban đầu, doanh nghiệp nào mất đi trong 6 tháng qua là doanh nghiệp yếu, nhưng tác động của COVID-19 tới doanh nghiệp trong 6 tháng tới mới là khủng khiếp”, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu Tổng hợp (CIEM) nhận định.

Do đó, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, trong nửa cuối năm, để đạt được tăng trưởng cao nhất, công tác điều hành vẫn phải gắn với việc cập nhật và đánh giá các kịch bản tăng trưởng.

Đồng thời, Chính phủ vẫn cần giữ dư địa chính sách để ứng phó với các kịch bản trong giai đoạn hậu COVID-19. Theo đó, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn luôn là yếu tố nền tảng để củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng như sự đồng thuận đối với các biện pháp cải cách và tái cơ cấu.

“Việt Nam cần tiếp tục thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, nội tại của nền kinh tế, như chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng, bất cập về hệ thống thông tin, thống kê cho điều hành trên không ít lĩnh vực, hay khả năng duy trì đà và “chất lượng” cải cách trên những lĩnh vực quan trọng như môi trường kinh doanh...”, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những yếu tố khiến Việt Nam phục hồi kinh tế nhanh chóng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711676008 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711676008 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10