NIỀM TIN TRONG TÂM BÃO COVID-19: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”

Diendandoanhnghiep.vn Lịch sử ngành du lịch thế giới từ năm 1945 đến nay cho thấy dù dễ bị khủng hoảng theo chu kỳ nhưng ngành cũng hồi phục nhanh hơn và mạnh mẽ hơn bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào khác.

Trên thực tế đóng góp của ngành du lịch Việt Nam vào khoảng 32 tỷ USD mỗi năm, mức độ lan toả còn lớn hơn. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch Việt Nam. Lượng booking hầu hết giảm xuống về 0 trong tuần khi công bố dịch bùng phát trở lại. 

Ông Trần Trọng Kiên

Ông Trần Trọng Kiên

Khi “sóng dữ” xuất hiện…

Thiên Minh cũng như những doanh nghiệp du lịch khác đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn, chưa bao giờ doanh nghiệp bị giảm doanh thu mạnh như hiện nay. Đơn cử, trung tuần tháng 7 là tuần duy nhất sau nhiều tháng, công ty có doanh thu bằng cùng kỳ năm ngoái nhưng đến tuần cuối của tháng 7 đã giảm chỉ còn tương đương 80% năm ngoái. Và đến tuần bùng phát dịch trở lại lượng booking gần trở về 0.

Nhìn ra toàn cục, những khó khăn của các doanh nghiệp du lịch khiến con số lượt khách du lịch năm 2020 chỉ đạt khoảng 50 triệu lượt, con số này năm 2019 là 90 triệu lượt khách du lịch. Doanh thu ngành du lịch năm nay cũng ước đạt khoảng 350.000 tỷ giảm 60% so với năm 2019. Công việc bị mất hoàn toàn của ngành du lịch đã vào khoảng 2 triệu người.

Ở tình huống này, mỗi người lãnh đạo doanh nghiệp đều phải “vững tay chèo”, quyết đoán để đưa ra những phương án hoạt động cho công ty trong mỗi diễn biến của tình hình.

Hơn lúc nào hết, vai trò của người lãnh đạo càng quan trọng. Lúc này, nếu niềm tin từ người lãnh đạo bị lung lay sẽ kéo theo cả một hệ thống dây chuyền và rất dễ đổ vỡ.

Với tinh thần đó, để ứng phó với con bão COVID-19, thời gian qua, Thiên Minh Group có 4 chiến lược tập trung. Trong đó, tập trung ưu tiên bảo vệ nguồn lực gồm nhân lực và khách hàng - khoảng 1 triệu khách. Đồng thời có phương án bảo toàn tài chính cho 12-24 tháng sau.

Du khách nước ngoài bước qua một khách sạn ở Hà Nội đóng cửa vì COVID-19. Ảnh: Lâm Khánh

Du khách nước ngoài bước qua một khách sạn ở Hà Nội đóng cửa vì COVID-19. Ảnh: Lâm Khánh

Bảo vệ các sản phẩm chiến lược phù hợp với việc chuyển hướng khách hàng, theo đó, doanh nghiệp chuyển hướng từ 85% khách quốc tế sang 99% khách nội địa.

Tiếp tục các dự án sinh lời, đẩy nhanh chuyển đổi số, nhanh hơn 2 năm so với dự kiến.

Ngoài ra sử dụng các nguồn lực đất đai của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thiên Minh chưa bao giờ đầu tư vào bất động sản nhưng thời điểm này đã phải tính đến. Đồng thời M&A để đẩy nhanh thương hiệu của Việt Nam ra các quốc gia khác. Năm trước chúng tôi đã tiến hành M&A một số doanh nghiệp ở nước ngoài.

Giúp đỡ cộng đồng và Chính phủ tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam. Theo đó, việc số hoá các di sản trong nước, các bảo tàng, điểm thăm quan văn hoá – lịch sử, tạo ra các sản phẩm sử dụng công nghệ cao để quảng bá du lịch Việt Nam ra quốc tế.

Với các doanh nghiệp nói chung, trước những khó khăn này, các doanh nghiệp phải chuyển hướng tới thị trường khách nội địa khi mà du lịch quốc tế vẫn đóng cửa. Cùng với kích cầu du lịch của Chính phủ và các doanh nghiệp, nhu cầu du lịch tháng 7 vừa qua đã tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này cho thấy khi chúng ta có kích cầu phù hợp sẽ tạo ra nhu cầu còn lớn hơn của khách nội địa. Nhu cầu này được tạo ra bởi hai yếu tố sau khi bị kìm nén nhiều tháng liền của dịch, lượng du khách người Việt trước đây đi nước ngoài nay trở lại trong nước.

Thống kê cho thấy, thay vì đến 90% là khách quốc tế sử dụng các tour du lịch ngắm Vịnh Hạ Long bằng thuỷ phi cơ, du lịch ĐBSCL bằng du thuyền cao cấp hay tour Sơn Đoòng...nay 100% khách sử dụng các tour này là khách nội địa.

Du lịch Việt Nam không thể phát triển mạnh mẽ nếu thiếu du lịch quốc tế. Khu vực này đóng góp 55% vào phát triển du lịch Việt Nam năm 2019. Do đó, dù du lịch nội địa có tăng 28% thì cũng không bù đắp được du khách quốc tế, việc biên giới mở cửa trở lại trong 6 tháng tới là ít.

Niềm tin tạo sức bật cho lò xo bị nén

Có thể nói, trong suốt thời gian dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam luôn đặt an toàn và sức khỏe người dân lên hàng đầu và đây là điều hết sức quan trọng với ngành du lịch lấy con người làm trọng tâm.

Quan điểm này sẽ vẫn được bảo toàn, do đó một vài tháng tới chúng ta cũng chưa thể mở cửa, một số thị trường chúng ta xác định là an toàn trước đây như Nhật Bản, Úc cũng đang cho thấy niều rủi ro. Bởi vậy, thị trường nội địa vẫn là trọng tâm trước mắt. Đây cũng là dịp để doanh nghiệp chuyển mình từ cách quản lý vận hành, định vị lại khách hàng cũng như các sản phẩm du lịch được đặt ra, để chúng ta có thể trở mình hồi phục nhanh chóng sau khi mở cửa.

Với doanh nghiệp như Thiên Minh, chúng tôi có niềm tin cho rằng du lịch cũng chính là ngành có khả năng bật dậy sau dịch nhanh chóng hơn bất cứ ngành nào. Với những năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch tôi tin tưởng rằng một số biện pháp dưới đây có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực của COVID-19 tại Việt Nam. Thậm chí, phát tiển mạnh hơn, vượt đối thủ như Thái Lan.

Theo đó, miễn thị thực với một số nước mở cửa lại được xác định là an toàn, phải cạnh tranh như miễn thị thực ở một số thị trường quan trọng như Canada kéo dài thị thực từ 15 lên 30 ngày. Đảm bảo chất lượng môi trường, chất lượng ko khí và các môi trường xã hội để du khách cảm thấy an toàn.Bên cạnh đó tăng kết nối hạ tầng như hạ tầng sân bay. Đồng thời, quảng bá chuyên nghiệp tới các phân khúc thị trường.

Chúng ta hiện mới chủ yếu là sản phẩm du lịch trải nghiệm nên không ai quay lại để trải nghiệm, chúng ta phải phát triển hơn các cụm du lịch nghỉ dưỡng như Nha Trang. Đặc biệt, là tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp du lịch và Chính phủ. Việc dùng kết hợp nguồn lực tốt hơn của tư nhân với quốc gia để quảng bá, phát triển du lịch phải tiến hành ngay lúc này.

Một cách tôn trọng chúng ta đưa đến thông điệp Việt Nam an toàn sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm... đảm bảo thông điệp đến được với cộng đồng và quốc tế: Việt Nam sẽ mở cửa ngay lập tức khi an toàn cho du khách!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NIỀM TIN TRONG TÂM BÃO COVID-19: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713518513 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713518513 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10