Nỗi ám ảnh… “tiêu cực phí”

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực trong các năm qua, thế nhưng, hiện trạng “tiêu cực phí” vẫn tồn tại trong thi hành công vụ, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho môi trường kinh doanh…

>>Vụ hối lộ để "xếp lốt" thông quan qua cửa khẩu: Khởi tố thêm 3 đối tượng

Những năm gần đây, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) ghi nhận Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam có xu hướng cải thiện tích cực. Theo công bố đầu năm 2021, xếp hạng CPI của Việt Nam năm 2020 đứng thứ 104/180 nước, điều này phản ánh kết quả các nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là việc truy tố, xét xử hàng loạt vụ án tham nhũng lớn.

"Tiêu cực phí" tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho môi trường kinh doanh - Ảnh minh họa

Trước đó, trong một nghiên cứu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy, năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “chi trả hoa hồng là cần thiết để có cơ hội thắng thầu” chỉ còn 41,2%, tiếp tục giảm so với con số 48,4% của năm 2018 và mức 54,9% của năm 2017.

Năm 2019 có 54,1% doanh nghiệp phản ánh về việc tồn tại hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ Nhà nước, địa phương giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm so với con số 58,2% của năm 2018. Nếu so với con số 70% doanh nghiệp phản ánh phải trả chi phí không chính thức vào năm 2006, thì con số 53,6% của năm 2019 cho thấy đã có bước tiến lớn trong nỗ lực của chính quyền các địa phương.

>>Linh hồn của cuộc đấu tranh chống tham nhũng

Thế nhưng, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn triệt để, “tiêu cực phí” vẫn tồn tại dưới nhiều tên gọi mỹ miều như: “hoa hồng”, “lại quả”, “bôi trơn”… vẫn diễn biến phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Và đây cũng là một trong những nguy cơ đe dọa, tiềm ẩn nhiều hệ lụy gây ảnh hướng đến môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Thực tế, “tiêu cực phí” đã trở thành tiền lệ, thành “chế định” bất thành văn, gây ra tình trạng “chạy” dự án, “chạy” thầu,… dẫn đến sự cạnh tranh bất bình đẳng, làm tăng chi phí thời gian, chi phí cơ hội của cộng đồng doanh nghiệp.

Không ít vụ việc đã bị phanh phui trong năm vừa qua, trong đó có vụ việc liên quan đến

Không ít vụ việc đã bị phanh phui trong năm vừa qua, trong đó có vụ việc liên quan đến "thổi giá" kit xét nghiệm của Công ty Việt Á - Ảnh minh họa

Năm vừa qua, không ít vụ việc xuất phát từ “tiêu cực phí” đã được đưa ra ánh sáng như: vụ án cán bộ quân đội nhận “bôi trơn” để làm ngơ, tiếp tay cho các đối tượng buôn bán xăng giả tại một số tỉnh phía Nam; Vụ Phan Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á bị khởi tố vì “bắt tay” với các đối tác, nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 thu lời 500 tỷ đồng; chi “hoa hồng” gần 800 tỷ đồng;…

Hay như mới đây, cơ quan Công an tỉnh Lạng Sơn đã liên tiếp khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến vụ hối lộ 200-300 triệu đồng/xe tải để “xếp lốt” thông quan qua cửa khẩu, phần nào cho thấy việc đưa và nhận “tiêu cực phí” như một tảng băng chìm đang tồn tại rất nghiêm trọng.

“Tiêu cực phí” không chỉ đe dọa ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, gây ra tình trạng bất bình đẳng trong kinh doanh, mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy như: chất lượng dự án, công trình xuống cấp sau khi sử dụng không lâu, thậm chí chưa đưa vào khai thác đã hỏng;… dẫn tới thất thoát ngân sách Nhà nước.

Theo các chuyên gia, “tiêu cực phí” là một trong những lý do khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng trước nhiều quan ngại, trong đó, thủ tục hành chính phiền hà là một trong các điều kiện dẫn đến các “tiêu cực phí” như: “lót tay”, “bôi trơn”,… và đây cũng là khởi nguồn cho tham nhũng.

Trước đó, GS.TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài từng chia sẻ, hiện vốn FDI đến Việt Nam chủ yếu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, có rất ít các nước phương Tây như Mỹ, Pháp, Anh, Canada. Lý do là bởi, giữa các nước châu Á với nhau, vấn đề tham nhũng không quá quan trọng nhưng với các nước phương Tây thì khác, không phải vì họ không có tham nhũng mà khi bị phát hiện, chỉ cần tiêu đôi ba ngàn USD không đúng thôi là các nghị sĩ đã bị lên án và yêu cầu từ chức.

Vì vậy, để đảm bảo một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng nhằm thu hút các nhà đầu tư, cũng như nâng cao tính cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp trong nước cần sớm có những biện pháp để hạn chế tối đa việc phát sinh “tiêu cực phí”.

Các chuyên gia cho rằng, ngoài việc áp dụng các biện pháp và chế tài thật sự mạnh mẽ, để ngăn chặn được nạn “tiêu cực phí” cần nhanh chóng thúc đẩy cải cách hành chính, công khai, minh bạch về các thủ tục hành chính và đặc biệt, cần thường xuyên, liên tục có sự giám sát, kiểm tra đối với lực lượng thi hành công vụ, khu vực hành chính, dịch vụ công.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nỗi ám ảnh… “tiêu cực phí” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713609990 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713609990 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10