“Nỗi khổ” của rượu, bia và “luật chơi riêng”

Trương Khắc Trà 13/09/2018 14:30

Về tiêu thụ rượu bia, Việt Nam “giành ngôi Á quân” Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới.

Vài năm trước, TP Huế chủ trương xây dựng con đường mang tên nhạc sĩ lẫy lừng danh tiếng Trịnh Công Sơn thành phố đi bộ, nhưng thực tế phố Trịnh biến thành… “phố nhậu”, quán nhậu còn mang tên “Diễm Xưa”, “Hạ Trắng”…

Hà Nội và TPHCM, Đà Nẵng thì khỏi nói, đệ tử lưu linh đông như… quân Nguyên bất kể thời điểm nào trong ngày. Nhậu - từ văn hóa biến thành thói quen; từ nét đẹp trở thành dị hợm.

Luật phòng chống tác hại của bia, rượu vẫn còn tranh cãi

Luật phòng chống tác hại của bia, rượu vẫn còn tranh cãi

Bùng nổ ăn nhậu liệu có liên quan gì đến chính sách phát triển con người, xã hội ở nước ta? Liệu phong trào ăn nhậu có nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan hữu quan? Có phải người Việt quá rãnh rỗi chăng?

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp rượu bia

    Doanh nghiệp rượu bia "nặng gánh" với bảo hiểm sức khỏe?

    17:21, 21/06/2018

  • Đề xuất tăng thuế rượu bia để giảm tiêu thụ?

    05:34, 17/06/2018

  • Không nên cấm rượu bia theo giờ

    13:36, 18/04/2018

  • 70% dẫn đến tai nạn giao thông từ uống rượu bia

    04:33, 30/09/2017

Về tiêu thụ rượu bia, Việt Nam “giành ngôi Á quân” Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. Đặc biệt, tốc độ gia tăng sử dụng là đáng lo ngại khi chỉ 15 năm, Việt Nam tăng tới 74%.

Nhà nước quy định một dạng thuế cho các mặt hàng không khuyến khích, xa xỉ phẩm - được gọi là thuế tiêu thụ đặc biệt, loại thuế này đóng góp tới 7% ngân sách, trong đó rượu bia góp 60% thuế tiêu thụ đặc biệt.

Mặc dù đóng góp nhiều vào sự phát triển đất nước nhưng hậu quả của rượu bia vô cùng lớn: Mạng sống con người, bất ổn gia đình, xã hội; kiệt quệ nòi giống và gánh nặng mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng dùng cho chữa bệnh liên quan đến loại đồ uống chứa cồn.

Ứng xử với rượu bia là vấn đề khó, đã đến lần dự thảo thứ 4 “Luật phòng chống tác hại bia rượu” nhưng vẫn còn tranh luận, có nghĩa rằng hành lang pháp lý với mặt hàng đặc biệt vẫn còn bỏ ngỏ.

Nhà nước có trong tay đầy đủ công cụ để có thể cấm hay không cấm các hành vi dân sự. Nhớ lại thói quen đốt pháo của người Việt hơn chục năm trước, từng được ví như nét văn hóa truyền thống, nhưng vẫn bị cấm tiệt do tác hại quá lớn.

Đến bây giờ cấm đốt pháo được cho là triệt để nhất trong những thứ cấm như ma túy, mại dâm, thuốc lá… Vì pháo dễ cấm hơn hay là xuất phát từ thái độ của cơ quan chức năng?

Hạn chế rượu bia đả động tới lợi ích kinh tế, dĩ nhiên sản xuất pháo không có những doanh nghiệp lớn, đầu tư hàng tỷ đô như rượu bia. Liệu rằng hạn chế phổ biến bia rượu có ảnh hưởng đến chính sách rải thảm mời gọi nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này?

Cụ thể là Sabeco đã chuyển giao cho tỷ phú Thái Lan, và có thể đến lúc phải tính đến Habeco, Halico cùng hàng loạt công ty bia danh tiếng đang có mặt tại Việt Nam như Heineken, Carlsberg…

Dự thảo lần thứ 4 Luật phòng chống tác hại rượu bia gặp phải vấn đề ở quy định cấm quảng cáo, tài trợ quảng cáo.

Nếu để ra ngoài yếu tố “đặc biệt” thì việc cấm doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng là phi lý nếu không muốn nói là bất công, trong khi đó rượu bia chỉ có hại khi con người lạm dụng nó.

Vậy nên Luật nên hướng đến tiêu chí tác động mạnh đến ý thức người tiêu dùng chứ không phải hạn chế doanh nghiệp phát triển. Ý nghĩa lớn nhất là làm sao chiều lòng nhà đầu tư vừa để người dân cảm thấy không nên lạm dụng bia rượu.

Đây là bài toán khó nhưng là tốt nhất để ứng xử với bia rượu. Nếu cấm rượu bia là cách làm cực đoan, vì rượu bia vốn là sản phẩm của văn hóa, nước Đức rất nổi tiếng về bia nhưng tình hình không giống ở Việt Nam.

Singapore cấm uống rượu, bia từ 10 giờ 30 phút tối hôm trước đến 7 giờ sáng ngày hôm sau tại các địa điểm công cộng, như công viên hay khu vực chung ở các khu nhà ở xã hội; Ở Mỹ, ngoài công viên, rượu bia còn bị cấm ở những nơi công cộng khác như tại các bãi biển, bến tàu, bến xe và trên đường phố; nước Pháp cấm rượu bia trong thời gian diễn ra EURO 2016.

Cấm bán rượu bia qua mạng tức là tước bỏ ưu thế kinh doanh trong thời đại số, trong tương lai thương mại điện tử sẽ thay thế thương mại truyền thống thì doanh nghiệp rượu bia cũng hết đường.

Tên gọi “Luật phòng chống tác hại của bia, rượu” vô hình dung quy tội cho rượu bia hoàn toàn xấu, như đã phân tích, rượu bia chỉ có hại khi con người lạm dụng chúng. Không chỉ với đồ uống có cồn bất cứ thứ gì bị lạm dụng đều để lại kết cục xấu.

Ở thượng tầng của nó, ăn nhậu bất kể giờ giấc là hệ quả của một guồng quay… lai rai mặc đời, nguyên nhân sâu xa không phải là kẻ hở chính sách mà xã hội thiếu thói quen công nghiệp, lệch chuẩn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Nỗi khổ” của rượu, bia và “luật chơi riêng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO