Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi): Thời gian phát biểu không quá 7 phút

Diendandoanhnghiep.vn Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với việc giữ quy định hiện hành về thời gian phát biểu tối đa của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội là không quá 7 phút.

>>Chủ tịch Quốc hội yêu cầu khắc phục tình trạng báo cáo chung chung

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết tại phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), ngày 12/5.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp.

Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Đồng thời cho rằng, việc ban hành Nội quy kỳ họp (sửa đổi) lần này phải bảo đảm tăng cường tính dân chủ, pháp quyền, tính chủ động trong hoạt động của Quốc hội, tăng cường tính tranh luận, phát huy trí tuệ, tinh thần đổi mới sáng tạo của đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.

Các quy trình, thủ tục làm việc được xây dựng khoa học, chặt chẽ, logic, sát thực tiễn, khả thi, có tính chuyên nghiệp cao; tăng cường tính công khai, minh bạch trong các hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp; đưa hoạt động của Quốc hội ngày càng gắn bó, gần gũi với Nhân dân.

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần tiếp tục tổng kết việc thi hành một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành, như việc tổ chức kỳ họp bất thường, việc tổ chức họp trực tuyến, việc tập hợp, tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội... với nhiều kết quả tích cực trong thời gian vừa qua để có cơ sở đánh giá đầy đủ, toàn diện, đề xuất quy định cụ thể, phù hợp trong dự thảo Nội quy kỳ họp (sửa đổi), làm cơ sở triển khai thực hiện ổn định, thống nhất.

Về một số nội dung cụ thể, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định rõ về thời hạn gửi thẩm tra đối với tài liệu trình tại kỳ họp bất thường hoặc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về thời hạn gửi tài liệu thẩm tra để bảo đảm linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn.

Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với việc giữ quy định hiện hành về thời gian phát biểu tối đa của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội là không quá 7 phút. Đồng thời, trong quá trình điều hành thảo luận tại hội trường, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh để bảo đảm chất lượng, hiệu quả thảo luận.

Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng ghi nhận quy định về lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu xin ý kiến; việc lưu hành tài liệu chính thức phục vụ kỳ họp Quốc hội bằng hình thức bản điện tử vào Nội quy kỳ họp Quốc hội là cần thiết, phù hợp, bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ để tiếp tục thực hiện.

Đồng thời, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy định để thống nhất, chặt chẽ về quy trình gửi, nhận, yêu cầu đối với tài liệu kỳ họp được lưu hành bằng hình thức điện tử.

>> Kinh tế “bùng nổ” từ chân lý “đường thông”

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Liên quan đến việc bổ sung quy định về kỳ họp bất thường, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban tán thành với việc cần phải có các quy định đặc thù về thời hạn thực hiện một số quy trình, thủ tục để bảo đảm tính khả thi.

Việc tổ chức kỳ họp bất thường chủ yếu là để giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn, thời gian triệu tập gấp hơn thường lệ (chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, so với kỳ họp thường lệ là 30 ngày), thời gian tiến hành kỳ họp ngắn.

Do đó, ngoài các quy định đặc thù về thời hạn gửi tài liệu, cũng cần tiếp tục rà soát để bổ sung các quy định cụ thể, cần thiết khác. Trường hợp cần thiết, nội dung này có thể giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết để phù hợp với thực tiễn tổ chức kỳ họp bất thường.

Thảo luận tại phiên họp, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, Kỳ họp Quốc hội là một trong những phương thức quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Trước yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội theo hướng ngày càng dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả đặt ra nhiệm vụ cần rà soát các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, nhất là tại kỳ họp Quốc hội. 

Các ý kiến thảo luận tại phiên họp cũng tập trung trao đổi về hồ sơ dự thảo Nghị quyết, sự phù hợp của nội dung dự thảo Nghị quyết với chủ trương, đường lối của Đảng, mục đích, quan điểm xây dựng, phạm vi sửa đổi.

Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Nghị quyết với hệ thống pháp luật; tính khả thi của các quy định trong dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Cho ý kiến cụ thể về việc tổ chức kỳ họp bất thường, ban kiểm phiếu, việc xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp về nội dung không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội và một số vấn đề khác.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi): Thời gian phát biểu không quá 7 phút tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713610221 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713610221 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10