Trong khi vốn FDI vào khu vực công nghiệp chiếm tỷ trọng tới hơn 70%, thì tỷ trọng này trong lĩnh vực nông nghiệp chưa tới 1%.
Ông Ousmane Dione Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam bày tỏ lo ngại: “Tỷ trọng vốn FDI vào NNCNC chỉ ở mức dưới 1% là một tỷ lệ rất nhỏ và không mang lại nhiều giá trị gia tăng”.
Theo ông Ousmane Dione, sở dĩ như vậy là do các doanh nghiệp FDI hiện mới chỉ đơn thuần mua nguyên liệu thô từ nông dân, sau đó sơ chế và xuất khẩu hàng hóa không có giá trị gia tăng sang thị trường nước ngoài, nơi mà sản phẩm được hoàn thiện và bán với giá cao hơn nhiều.
Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân không kém phần quan trọng khác là do việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực NNCNC mới chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, nên các nhà đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều hạn chế trong quyết định đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
18:32, 15/05/2019
06:00, 09/05/2019
11:00, 25/04/2019
05:00, 19/04/2019
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp FDI, rào cản chính còn nằm ở vấn đề tích tụ đất đai, tập trung quỹ đất để phát triển NNCNC. Bởi vì, áp dụng công nghệ cao cần gắn với quy mô, quỹ đất đủ lớn, nhưng với quy định về hạn mức giao đất như hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, khiến các doanh nghiệp FDI khó có thể “xoay xở” được.
Theo ông Ousmane Dione, giải pháp để thu hút vốn FDI vào NNCNC là cần thúc đẩy liên kết thị trường, liên kết những nông dân nhỏ và doanh nghiệp nông nghiệp để phát triển các liên minh sản xuất. “Giải pháp này đã chứng tỏ là một cơ chế hiệu quả để tăng cường chuỗi giá trị nông nghiệp”, ông Ousmane Dione nhấn mạnh.
Về quỹ đất, các chính sách về tập trung và tích tụ ruộng đất cần sớm được xây dựng và triển khai, hỗ trợ việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, xây dựng khu nguyên liệu, chăn nuôi tập trung, đẩy mạnh tiến độ xây dựng các khu NNCNC.