"Nước cờ" phân tán rủi ro của TSMC

Diendandoanhnghiep.vn Công ty Sản xuất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đã và đang mở rộng sản xuất sang nhiều quốc gia để phòng ngừa rủi ro khi Đài Loan bị tấn công hoặc phong tỏa.

>> TSMC và kế hoạch "bước ra thế giới" 

Công trường nhà máy Phoenix của TSMC tại Arizona trong quá trình xây dựng. Ảnh: FT

Công trường nhà máy Phoenix của TSMC tại Arizona trong quá trình xây dựng. Ảnh: FT

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ tới thăm một nhà máy sản xuất chip bán dẫn của TSMC tại bang Arizona vào ngày 6/12 tới nhằm thúc đẩy lĩnh vực sản xuất chip tại Mỹ. TSMC là nhà cung cấp chính cho hãng Apple và là nhà sản xuất chip theo đơn đặt hàng lớn nhất thế giới.

TSMC đang xây dựng một nhà máy 12 tỷ USD tại Phoenix (Arizona). Theo Đài CNA, đây là dự án đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của một nhà đầu tư từ bên ngoài Mỹ tại Arizona. Hiện tại, việc xây dựng nhà máy này đã hoàn tất và chuẩn bị cho đợt lắp đặt thiết bị sản xuất đầu tiên sử dụng tiến trình 5 nm hiện đại; đồng thời sẽ tạo ra hơn 1.600 việc làm và mở đường cho việc sản xuất hàng loạt vào năm 2024.

Được biết, ngoài việc gửi các thiết bị tối tân đến nhà máy, các nhà lãnh đạo của TSMC cho biết, công ty này cũng đã đưa hơn 1.000 kỹ sư và gia đình của họ tới đây vào tháng 11 vừa qua. Người sáng lập TSMC, Morris Chang cũng đã nói về các kế hoạch tiếp theo để sản xuất chip 3nm tại một nhà máy mới ở Phoenix, nhưng TSMC sau đó đã đưa ra một tuyên bố cho biết điều này vẫn chưa được thống nhất.

TSMC cũng đang xây dựng nhà máy đầu tiên tại Nhật Bản khi liên doanh với Sony theo một thỏa thuận trị giá 7 tỷ đô la Mỹ được ký kết vào cuối năm ngoái. Đại diện công ty này cho biết, nhà máy tại Nhật bản sẽ sản xuất chip 7nm và chip 28nm, góp phần tạo ra 1.500 việc làm khi việc sản xuất cũng sẽ bắt đầu vào năm 2024.

Có thể thấy, sau khi căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng về quyền tiếp cận chất bán dẫn, cũng như những tuyên bố cứng rắn hơn của Bắc Kinh đối với Đài Loan đã làm dấy lên lo ngại nguồn cung chất bán dẫn sẽ tiếp tục bị gián đoạn trong tương lai. Hiện nay, TSMC sản xuất khoảng 90% chip tiên tiến nhất thế giới và cung cấp cho một loạt công ty lớn, bao gồm Apple, Qualcomm và Nvidia.

Do đó, Hoa Kỳ đặc biệt lo ngại rằng sự phụ thuộc cao vào TSMC sẽ khiến chuỗi cung ứng toàn cầu gặp rủi ro nếu Bắc Kinh tiến hành các biện pháp cứng rắn với Đài Loan. Quốc gia này đã xây dựng liên minh “Chip 4” với Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản – những quốc gia lớn trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn khu vực – để chống lại cuộc khủng hoảng toàn cầu như vậy.

Tuy nhiên, một số nhà phê bình lo ngại rằng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro địa chính trị của gã khổng lồ TSMC có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngành công nghiệp chip Đài Loan khi việc chuyển phần lớn sản xuất ra khỏi hòn đảo này sẽ làm suy yếu vị thế của TSMC.

Theo ông Arthur Ding, Giáo sư danh dự tại Đại học Quốc gia Chengchi nhận định: “Có một số lo ngại về vấn đề chảy máu chất xám do TSMC tăng cường năng lực sản xuất ở những nơi khác khi việc vận hành phức tạp bắt buộc công ty phải cử các kỹ sư của mình đến để giúp các nhà điều hành tại các nhà máy ở nước ngoài".

>>TSMC và cuộc cạnh tranh chip Mỹ- Trung

TSMC đang nỗ lực thúc đẩy việc sản xuất chip tại Mỹ và Trung Quốc

TSMC đang nỗ lực thúc đẩy việc sản xuất chip tại Mỹ và Trung Quốc

Mặc dù vậy, Người đứng đầu cơ quan kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua cho biết toàn bộ hệ sinh thái của TSMC, từ thiết kế đầu cuối đến sản xuất sản phẩm phụ trợ quá phức tạp để có thể nhân rộng ở các quốc gia khác. “Về cơ bản, TSMC vẫn tiếp tục phát triển công nghệ tiên tiến nhất của mình ở Đài Loan mặc dù có kế hoạch sản xuất ở Mỹ và Nhật Bản,” bà Wang Mei-hua nói, đồng thời cho biết thêm các nhà chức trách sẽ tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của TSMC ở Đài Loan, vì chất bán dẫn là một ngành công nghiệp then chốt.

Bên cạnh đó, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất chip cho biết, việc TSMC mở rộng sản xuất tại nhiều khu vực là điều cần thiết khi đối mặt với các mối đe dọa khác nhau vì nguồn cung từ Đài Loan sẽ bị gián đoạn nếu hòn đảo này bị tấn công hoặc phong tỏa.

Mặt khác, chuyên gia Su Tzu-yun cho rằng, giống như các ngành công nghiệp khác ở Đài Loan, TSMC đang ngày càng phải đối mặt với các vấn đề thiếu lao động và đất đai, điều này sẽ làm tăng chi phí hoạt động nếu sản xuất chỉ tập trung ở Đài Loan. "Đài Loan đã phát triển ngành công nghiệp bán dẫn hơn bốn thập kỷ và TSMC vẫn là công ty dẫn đầu về chip toàn cầu, cung cấp các công nghệ quy trình sản xuất tiên tiến nhất”, ông nhấn mạnh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Nước cờ" phân tán rủi ro của TSMC tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713614242 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713614242 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10