Nước mắm bẩn và dấu hỏi lớn về công tác quản lý

Diendandoanhnghiep.vn Nếu chính quyền “gần dân” thì không khó để nhận biết cơ sở làm ăn chân chính hay không.

Ngày 11/9 vừa qua, giới truyền thông đăng tải bài viết “Lật tẩy đường dây sản xuất nước nắm bẩn đưa về TP.HCM” vạch trần thủ đoạn làm ăn gian dối của cơ sở sản xuất nước mắm Phúc Khang ở KP.Bình Đức 2, P.Bình Hòa, TX.Thuận An, Bình Dương khiến cho dư luận không khỏi rung mình.

Cơ quan chức năng kiểm tra hộ kinh doanh Phúc Khang (Bình Dương). Ảnh: LAM THIÊN

Cơ quan chức năng kiểm tra hộ kinh doanh Phúc Khang. Ảnh: Lam Thiên/Thương trường

Theo đó, cơ sở này sản xuất 5 loại nước mắm với các dung tích khác nhau (5 lít, 900 ml, 650 ml, 500 ml và 200 ml). Với các loại dung tích 5 lít, 900 ml và 500 ml, quy trình sản xuất, pha chế như sau: 20 can nước mắm nguyên liệu (khoảng 1 - 2% độ đạm) + 6 can nước (20 lít/can) + caramen để tạo màu, sau đó sang chiết vào các chai có dung tích như trên rồi dán nhãn mác thương hiệu nước mắm cá cơm Phúc Khang và bán ra thị trường.

Với loại có dung tích 650 ml và 200 ml thì để nguyên nước mắm nguyên liệu, không pha chế gì thêm, chỉ đóng chai rồi dán nhãn nước mắm cá cơm hiệu Phúc Khang mang đi tiêu thụ. Do làm bằng nước lã, hóa chất... nên giá của mỗi loại nước mắm cũng “siêu rẻ”: loại 5 lít/chai giá 35.000 đồng; loại 900 ml/chai giá 5.500 đồng; loại 650 ml giá 12.000 đồng; loại 500 ml giá 4.000 đồng; loại 200 ml giá 4.500 đồng. Sau khi đóng chai, cơ sở này cho người chở đi giao tới các quán cơm bình dân.

Thực tế, trong thời gian qua, thực phẩm bẩn luôn là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Công chúng nhiều lần rùng mình trước hình ảnh những thực phẩm kém chất lượng, thậm chí thối rữa, bốc mùi được tuồn vào từ các nhà hàng sang trọng tới những quán ăn bình dân, cho tới các trường mầm non khiến người ta căm giận.

Trước vấn nạn thực phẩm bẩn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với ngành hàng được phân công, quản lý chặt chẽ các vật tư liên quan đến ATTP, giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP.

Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vi phạm tập thể, cá nhân, điều tra, xử lý hình sự các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực ATTP theo quy định của pháp luật hình sự.

Hơn nữa, không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi thực phẩm bẩn là kẻ giết người hàng loạt thầm lặng. Vậy vì sao tình hình vi phạm về quy định ATTP vẫn không ngừng gia tăng?

Phải chăng nhiều nhiệm vụ của việc quản lý ATTP đã không được thực hiện, hoặc thực hiện chưa tốt? Tại sao đại đa số các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đều không chấp hành nghiêm các quy định về vệ sinh ATTP?

Phải chăng đạo đức kinh doanh chưa được coi trọng hay vì lợi ích mà những người kinh doanh có thể bất chấp không để ý đến pháp luật và sức khỏe hay tính mạng người khác? 

Đáng chú ý, những cơ sở sản xuất hàng giả như nước mắm Phúc Khang sau một thời gian dài mới bị phanh phui, mà chỉ có báo chí mới phát hiện ra, vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu? Chính quyền “gần dân” thì không khó để nhận biết cơ sở làm ăn chân chính hay không, vì làm nước mắm truyền thống hay công nghiệp thì phải có thùng ủ cá, có dây chuyền đóng chai…; nếu cơ sở khép kín thì ngành công an đã có chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp cận.

Và đáng buồn ở chỗ, mỗi loại thực phẩm bán ra đều phải chịu các loại phí thuế, tiền phí ấy nộp ngân sách nhà nước để chi trả cho cán bộ, cơ quan chức năng. Thế mà, mỗi khi có vụ việc thực phẩm bẩn bị phát hiện, chỉ cơ sở kinh doanh bị xử phạt bằng tiền, còn cơ cơ quản lý thì chưa thấy “liên quan”. Trách nhiệm như thế bảo sao người ta buông lỏng quản lý, buông lỏng việc cấp giấy chứng nhận.

Thực phẩm bẩn huỷ hoại cả một cộng đồng rất lớn, huỷ hoại sức khoẻ của con người dần dần và đưa đến bệnh tật và tử vong. Nên có người nói thế này: “Tôi thấy ở Việt Nam về việc quản lý về luật cho an toàn thực phẩm là rất rất thấp? Không có lý do gì khi họ xâm phạm tính mạng người khác có chủ đích rõ ràng mà chỉ xử lý hành chính”.

Có thể nói “chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến như vậy”. Vì đạo đức xã hội xuống cấp, vì pháp luật còn quá đỗi nhẹ nhàng!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nước mắm bẩn và dấu hỏi lớn về công tác quản lý tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713615560 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713615560 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10