Nước Mỹ trước nguy cơ “vô chủ”

Diendandoanhnghiep.vn Cho dù Quốc hội Mỹ phê chuẩn Joe Biden làm Tổng thống Mỹ thì cuộc chiến đảng phái, quyền lực cũng không thể dập tắt.

Liệu cuộc họp Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1 tới có kết thúc được cuộc chiến quyền lực?

Liệu cuộc họp Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1 tới có kết thúc được cuộc chiến quyền lực?

Cuộc chiến quyền lực tại Mỹ vẫn chưa thể ngã ngủ sau khi thượng nghị sĩ Ted Cruz và 10 thượng nghị sĩ khác của đảng Cộng hòa hôm 2/1 đã đệ đơn lên Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn bộ cuộc bầu cử diễn ra ngày 3/11/2020.

Lý do lại là “có dấu hiệu gian lận”, như yêu cầu của những nghị sĩ này, cuộc thanh tra phải hoàn tất trong vòng 10 ngày. Sau đó, danh sách đại cử tri phải được “làm mới” dựa trên kết quả thanh tra.

Đồng thời Uỷ ban đại cử tri đoàn gồm 15 thành viên cũng được thành lập để xử lý các vấn đề phát sinh - các thượng nghị sĩ đã lật lại tiền lệ có từ năm 1876 trong cuộc bầu cử Tổng thống giữa Samuel Tilden và Rutherford Hayes.

Ngày 6/1, Quốc hội Mỹ sẽ họp để phê chuẩn kết quả cuối cùng sau khi đại cử tri đoàn đã bỏ phiếu bầu trực tiếp Tổng thống ngày 14/12, theo đó ông Joe Biden đạt được 306/270 phiếu để trở thành ông chủ Nhà trắng.

Nước Mỹ không còn nhiều thời gian để tranh cãi ai là Tổng thống, bởi cuộc họp Quốc hội ngày 6/1 được xem như là “xác nhận pháp lý” cuối cùng để tân Tổng thống chính thức tuyên thệ và nhậm chức vào ngày 20/1.

Thông thường, trong lịch sử Quốc hội Mỹ họp vào ngày 6/1 trong năm kế tiếp của năm bầu cử chỉ là thủ tục mang tính hình thức, vì đến giai đoạn này hiếm khi còn nhùng nhằng kết quả. Nhưng năm nay cuộc họp này ẩn chứa rât nhiều vấn đề phức tạp.

Tất cả vẫn chưa rõ đề nghị của nhóm nghị sĩ do Ted Cruz dẫn đầu có tác động ra sao đến cơ quan lập pháp Mỹ. Song, sự cố này một lần nữa gây chấn động mạnh đến nền chính trị Mỹ, vì đảng Cộng hòa và Thượng viện đang nằm trong tay ông Trump. Hai thiết chế này là quân bài còn lại cuối cùng của Tổng thống Trump.

Chi tiết phe Cộng hòa lôi lại tiền lệ cách đây mấy trăm năm cho thấy, họ đang làm mọi cách để đảo ngược kết quả bầu cử. Điều này đặt Quốc hội vào trạng thái khó xử.

Nếu như không chấp nhận yêu cầu thanh tra lại cuộc bầu cử thì phe Trump có cớ để không chuyển giao quyền lực, tấn công mạnh hơn vào thành trì pháp lý vững chải nhất hiện nay ở Mỹ. Nếu Quốc hội thuận theo yêu cầu này thì ông Trump có thêm 10 ngày nữa để toan tính.

Thậm chí trong cuộc thanh tra này mọi điều tồi tệ nhất có thể xảy đến với ông Joe Biden, thua cuộc chiến này sẽ dẫn đến sự kiện diệt vong chưa từng có đối với đảng Dân chủ. Nhưng bằng cách này hay cách khác “tấm lưới” mà ông Trump giăng ra lần này rất hiệu quả trong việc ngáng đường đối thủ.

Nếu phe J. Biden không thể nắm quyền sau ngày 20/1, nước Mỹ “vô chủ” hoàn toàn có thể xảy ra. Trước mắt là cuộc khủng hoảng hiến pháp, chính trị. Bởi các nhà lập quốc Mỹ cũng không thể lường trước được sự việc hết sức rắc rối này.

Ông Trump không dễ dàng bỏ cuộc, kể cả khi Quốc hội đã phê chuẩn J. Biden làm Tổng thống

Ông Trump không dễ dàng bỏ cuộc, kể cả khi Quốc hội đã phê chuẩn J. Biden làm Tổng thống

Điều gì sẽ đến nếu như các đảng phái chính trị Mỹ không thể dàn xếp ổn thỏa ghế Tổng thống? Tại Mỹ, dù không chính thức thừa nhận, nhưng cũng chưa bao giờ phủ nhận sự tồn tại của “nhà nước ngầm” tồn tại song song.

Thành phần cấu tạo nên nhà nước ngầm là giới kinh doanh giàu có, chính khách nghỉ hưu các băng đảng tội phạm có tổ chức theo kiểu mafia - có liên hệ khá mật thiết với nhà nước hợp hiến để tác động trực tiếp vào chính sách, kế hoạch của Tổng thống.

Sự suy yếu của hiếp pháp, pháp luật Mỹ trong bối cảnh lập lờ tối sáng như hiện nay là điều kiện lý tưởng để nhà nước ngầm trỗi dậy nắm quyền, họ có thể trở thành trung gian mặc cả cua hai đảng phái, hoặc ra mặt ủng hộ một trong hai bên.

Đối với nước Mỹ hiện nay mà nói, sự giằng co giữa các đảng phái đổ hậu quả lên dân chúng. Làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 3 đang quay lại, mấy tháng bận bịu chuyển giao quyền lực khiến Mỹ bị chậm chân so với Trung Quốc ở một số lĩnh vực.

Tuy có nhiều chiêu thức nhưng ông Trump khó lòng chuyển bại thành thắng, vì về cơ bản 4 năm qua cho thấy ông không phù hợp với xu hướng đa phương toàn cầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nước Mỹ trước nguy cơ “vô chủ” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711690361 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711690361 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10