Nước thải bệnh viện vẫn... xả tự nhiên

Ngọc Thái 28/04/2019 05:30

Sử dụng công nghệ thu gom, xử lý các nguồn thải lạc hậu hoặc có xây dựng nhưng vẫn không phát huy hiệu quả khiến nguy cơ môi trường bị ô nhiễm rất cao.

Đây là thực trạng đang diễn ra ở nhiều hệ thống bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhưng đến nay vẫn không thể xử lý được dứt điểm do nhiều nguyên nhân chưa được làm rõ.

br class=

Bệnh viện đa khoa huyện Diễn Châu dù đã đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung nhưng hoạt động vẫn không đạt hiệu quả

Ô nhiễm từ bệnh viện

Qua thống kê thì hiện nay trên địa bàn Nghệ An có 53 cơ sở bệnh viện (12 bệnh viện tuyến tỉnh, 5 trung tâm y tế tuyến tính, 7 bệnh viện tuyến huyện, 21 trung tâm y tế huyện, 13 bệnh viện tư nhân và 4 bệnh viện Bộ, ngành) đang hoạt động. Đây là những cơ sở yêu cầu bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi đấu nối nguồn thải ra môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, thực tế theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An thì hiện nay mới chỉ có 47/53 đơn vị có hệ thống xử lý nước thải. Đáng quan tâm là Nghệ An hiện nay mới chỉ có 08/53 bệnh viện có lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại đang hoạt động, còn lại các cơ sở y tế khác dùng công nghệ hấp ướt hoặc hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực để vận chuyển xử lý. Chính vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường, “ủ bệnh” phát ra từ các bệnh viện vẫn hiện hữu.

Còn tại báo cáo số 815 ngày 19/11/2018 của UBND tỉnh Nghệ An thì tỉnh này đang có 14 bệnh viện nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường ở mức nghiêm trọng.

Đơn cử như các bệnh viện nằm trong danh sách gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gồm: Bệnh viện Sản – Nhi, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp, huyện Diễn Châu, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Đây là những bệnh viện đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung từ nhiều năm trước nhưng việc vận hành vẫn chưa đạt được hiệu quả. Ngoài ra, Nghệ An cũng xác nhận trên địa bàn còn 8 bệnh viện gây ô nhiễm môi trường chưa được xác nhận hoàn thành xử lý triệt để.

Có thể bạn quan tâm

  • Công ty TNHH Phạm Trung Hiếu (Thái Bình): Buộc phải di dời vì ô nhiễm môi trường

    06:30, 14/04/2019

  • Hải Phòng: Đình chỉ xưởng sản xuất quặng gây ô nhiễm môi trường

    04:48, 13/04/2019

  • Xử phạt nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam vì gây ô nhiễm môi trường

    07:01, 27/12/2018

  • Hải Phòng: Người dân "tố" nhà máy thuốc lá gây ô nhiễm môi trường

    06:50, 24/12/2018

  • Thanh Hóa: Dân "tố" nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam gây ô nhiễm môi trường

    13:30, 21/11/2018

  • Hà Nội kiểm tra xác định được 187 điểm đen về ô nhiễm môi trường

    17:59, 19/11/2018

Đã đầu tư nhưng không hiệu quả

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm phát ra từ các bệnh viện, thời gian qua Nghệ An đã huy động các nguồn lực khác nhau để tập trung xây dựng hệ thống xử lý, thu gom nước thải, rác thải tập trung. Bằng chứng là nhiều cơ sở y tế đã xây dựng các công trình xử lý nguồn thải để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thế nhưng, qua một thời gian đi vào vận hành, nhiều công trình nói trên vẫn không phát huy được hiểu quả. Thậm chí, nhiều dự án xử lý vệ sinh môi trường hoạt động cầm chừng, lãng phí.

Điển hình như tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải từ năm 2013 nhưng chất lượng nước thải sau xử lý vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt QCVN. Hay như tại bệnh viện đa khoa huyện Diễn Châu cũng đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng sau một thời gian hoạt động vẫn không phát huy được hiệu quả…

Đáng quan tâm là các cơ sở bệnh viện tuyến tỉnh của Nghệ An tập trung ở Tp Vinh, nơi có đông dân cư sinh sống cũng đang là mối lo ngại thường trực về nguy cơ ô nhiễm môi trường nhưng hiện nay vẫn đang loay hoay tìm giải pháp khắc phục.

Được biết, các cơ sở y tế này trước đó đã được chấp thuận sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng lại hoạt động theo kiểu chấp vá, manh mún.

Thực trạng này khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng các cấp, ngành của tỉnh Nghệ An đang xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường từ các bệnh viện, cơ sở y tế theo kiểu “ném tiền qua cửa sổ”?. Có chăng cũng chỉ hoạt động cầm chừng rồi “treo” công trình khi nguồn vốn đã bỏ ra đầu tư không hề nhỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nước thải bệnh viện vẫn... xả tự nhiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO