Ổ dịch lớn nhất cả nước mất dấu F0: Người dân cần làm gì?

Diendandoanhnghiep.vn Toàn bộ các ca bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai - ổ dịch lớn nhất cho đến nay đều không tìm thấy ca F0, tức nguồn lây đầu tiên. Đây là dấu hiệu của việc có lây lan trong cộng đồng.

Dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam đã sang giai đoạn 3 với mức cảnh báo cao hơn về lây lan sang cộng đồng.

Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận 41 ca nhiễm COVID-19. Ảnh: Quốc Tuấn

Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận 42 ca nhiễm COVID-19. Ảnh: Quốc Tuấn

Ở giai đoạn trước, Việt Nam chủ yếu ngăn chặn nhiễm COVID-19 từ nước ngoài về, những người nhập cảnh đều được đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm ngay. Chính vì làm tốt giai đoạn đầu nên chúng ta đã kéo dài được dịch đến bây giờ với số lượng người mắc ít, trong khi nhiều quốc gia từ 100 ca lên 1.000 ca chỉ trong 7 ngày.

Cũng ở giai đoạn này, những ca lây ra cộng đồng đều xác định được bệnh nhân đầu tiên F0 như khu vực Trúc Bạch, Hà Nội, liên quan "bệnh nhân 17", khu vực Bình Thuận liên quan "bệnh nhân 34". 

Tuy nhiên, đến giai đoạn này, đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, giờ không thể xác định được đâu là ca nhiễm đầu tiên. 

Bệnh viện Bạch Mai hiện ghi nhận 42 ca nhiễm COVID-19, là nơi có 3 chùm bệnh nhân ở các khu vực gồm: khoa thần kinh, Trung tâm bệnh nhiệt đới và tại nhà ăn bệnh viện (nhân viên Công ty Trường Sinh). Điều đáng nói ở đây, chưa thể xác định ai là bệnh nhân đầu tiên trong chùm bệnh nhân này.

Bộ Y tế đã hỗ trợ Hà Nội lấy mẫu 1.900 trường hợp liên quan ổ dịch bệnh viện Bạch Mai, đã xét nghiệm gần 1.000 trường hợp, tất cả đều cho kết quả âm tính.

Thực tế, ngày 18/3, ngay sau khi phát hiện có nữ điều dưỡng tại Trung tâm bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai dương tính với COVID-19 (sau này đây là bệnh nhân 87), các mũi điều tra dịch tễ bắt đầu sàng lọc nguy cơ.

Tra soát trở lại các yếu tố có liên quan nữ điều dưỡng này (làm nhiệm vụ đón tiếp bệnh nhân tại khu vực sàng lọc COVID-19) cho thấy những người nghi nhiễm mà nữ điều dưỡng đón tiếp từ 14 ngày trước đó đều đã âm tính với bệnh, không tìm thấy nguồn lây cho điều dưỡng này.

Qua xem xét những người có tiếp xúc với điều dưỡng này đã phát hiện một đồng nghiệp cùng trung tâm cũng là điều dưỡng. Hai người có tiếp xúc, ăn trưa cùng nhau và xét nghiệm xác định đây là bệnh nhân 86.

Con gái bệnh nhân 86 cũng mắc bệnh. Như vậy, ca 86 lây ra con gái và bệnh nhân 87. Nhưng ca bệnh số 0 của 86 (tức người đầu tiên lây bệnh cho ca 86) thì không tìm thấy cho đến nay. Trong các chuyến bay hay địa điểm mà ca bệnh 86 tiếp xúc không có bệnh nhân nào được phát hiện.

Chùm COVID-19 còn lại ở khoa thần kinh, phát hiện được sau khi bệnh nhân 133 rời bệnh viện về nhà và chùm bệnh tại nhà ăn bệnh viện nhưng ai là ca bệnh F0 cũng chưa xác định được.

"Ban đầu sự chú ý tập trung vào nhân viên y tế, cho rằng nhân viên y tế là nguồn lây, nhưng đến nay 100% mẫu xét nghiệm của nhân viên y tế là âm tính", ông Dương Đức Hùng, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

Với chùm ca bệnh tại Công ty Trường Sinh, ai là ca F0 càng khó khăn. Những bệnh nhân này làm việc chung và có thể ăn chung, thời gian làm việc họ tỏa đi khắp các khoa, phòng cung cấp nước sôi cho các bệnh nhân. Họ có thể vừa là nguồn lây, vừa bị lây bệnh.

Bệnh Viện Bạch Mai đã được

Bệnh Viện Bạch Mai đã được "phong toả" từ ngày 28/3, tuy nhiên sau đó được Thủ tướng cho phép mở cửa tiếp nhận các bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên. Ảnh: Quốc Tuấn

Và một nguồn lây nữa từ Bạch Mai, theo chia sẻ chính thức của Bộ Y tế, là từ những người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp. Các chuyên gia dịch tễ lại chuyển hướng điều tra ca số 0, cho rằng có cơ sở nguồn lây là người đến thăm bệnh nhân khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, do khi xét nghiệm thấy rằng bệnh nhân này "dương tính yếu", chứng tỏ đã nhiễm virus từ cộng đồng nhiều ngày trước. Đây là nguồn lây có vẻ có lý, nhưng cũng không tìm ra ca F0 ở đây. 

"Những ổ dịch không tìm được bệnh nhân số 0, nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao", PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định.

Cùng quan điểm, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, cũng cho biết việc mất dấu F0 chắc chắn sẽ xảy ra do các biện pháp cách ly chưa hết những đối tượng có nguy cơ.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần thực hiện tốt các ly xã hội để chặt đứt đường lây nhiễm. "Khi giãn cách xã hội tốt, dịch sẽ không bùng lên thành ổ dịch lớn. Nếu chỉ là các đám cháy nhỏ thì hoàn toàn có thể dập được", ông Trần Đắc Phu nói. 

Nếu dịch lan rộng, không khoanh vùng được sẽ tạo sức ép rất lớn lên hệ thống y tế, khi đó tỷ lệ tử vong sẽ tăng cao do bác sĩ không thể dồn sức, tập trung cứu chữa. Vì vậy, ngay lúc này, mọi người dân cần "ai ở đâu hãy ở yên đó, nhà nào ở nhà đó", tuyệt đối không đi ra ngoài khi không có việc cần thiết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ổ dịch lớn nhất cả nước mất dấu F0: Người dân cần làm gì? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713442620 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713442620 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10