Ô nhiễm không khí - “Kẻ giết người” thầm lặng!

Diendandoanhnghiep.vn Ở Việt Nam, trung bình 164 người mỗi ngày tử vong chỉ vì hít thở không khí. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  đã gọi nạn ô nhiễm không khí là “kẻ giết người thầm lặng”.

thông tin Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lọt top những thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Air Visual gây hang mang cho rất nhiều người.

Thông tin Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lọt top những thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Air Visual gây hang mang cho rất nhiều người.

Báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hiện trạng không khí ở Hà Nội từ ngày 12 đến 29/9 cho biết, chỉ số bụi PM2.5 (loại bụi mịn có thể xâm nhập vào cơ thể người) liên tục cao hơn 50 - ngưỡng an toàn theo Quy chuẩn Việt Nam năm 2013 (trung bình 24 giờ là 50, trung bình năm 25).

Như thông tin đã đưa, số liệu của 13 trạm quan trắc tự động (1 trạm của Tổng cục Môi trường, 11 trạm của thành phố Hà Nội, 1 trạm của Đại sứ quán Mỹ) cho thấy, từ ngày 12 đến 17/9 chỉ số bụi PM2.5 liên tục tăng, tình trạng này tiếp diễn từ ngày 23 đến 29/9. Đặc biệt các ngày từ 25 đến 29, tất cả các trạm đều có giá trị PM 2.5 trung bình 24h vượt quy chuẩn.

Kết quả quan trắc cho thấy, chỉ số chất lượng không khí tổng thể (AQI) trong trong 18 ngày trên thì chỉ có 5 ngày ở mức trung bình, còn lại đều ở mức kém (chỉ số lớn hơn 100). Từ ngày 23 đến 29/9, chỉ số AQI liên tục có xu hướng tăng (ô nhiễm) và đạt ở mức cao. Ngày 29/9, trạm quan trắc tại Đại sứ quán Mỹ cho thấy chỉ số AQI đạt mức xấu (chỉ số lớn hơn 200).

Cũng theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định về thời gian không khí xấu trong ngày là PM2.5 tăng và duy trì ở mức cao vào đêm và sáng sớm. Cái thời điểm không khí tưởng như sạch nhất trong ngày, thì AQI vẫn vàng rực. Đi thể dục tưởng như hiển nhiên, ngược đời là giờ họ không thể làm nữa mới có thể bảo toàn sức khỏe.

Đáng nói ở chỗ, không chỉ Hà Nội, một số thành phố khác thuộc Bắc Bộ cũng nằm trong ngưỡng ô nhiễm không khí rất cao, như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên v.v. với chỉ số AQI luôn ở mức đỏ – tím.

Nhân “hiện tượng bụi” này, xin dẫn lại thống kê năm 2018 của WHO, ở Việt Nam, năm 2016 hơn 60.000 người chết do bệnh tim, phổi và các chứng bệnh khác liên quan tới ô nhiễm không khí. Như vậy trung bình 164 người mỗi ngày tử vong chỉ vì hít thở không khí. WHO đã gọi nạn ô nhiễm không khí là “kẻ giết người thầm lặng”.

Theo đó, năm 2016, nồng độ bụi PM10 và PM2.5 trung bình ở Hà Nội là 102.3 μg/m3 và 47.9 μg/m3, cao gấp năm lần mức trung bình được WHO khuyến cáo là 20 μg/m3 đối với PM10 và 10 μg/m3 đối với PM2.5, theo số liệu của WHO. Tương tự, nồng độ bụi trung bình ở TP Hồ Chí Minh năm 2016 cao gấp bốn lần mức khuyến cáo: 89.8 μg/m3 đối với PM10 và 42 μg/m3 đối với PM2.5.

Hà Nội xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và 209 trong tổng số 3.000 thành phố được xếp hạng về mức độ ô nhiễm bụi PM2.5, theo báo cáo “Chất lượng Không khí Thế giới 2018” của công ty IQAir. TP Hồ Chí Minh xếp thứ 15 trong Đông Nam Á và 455 trên thế giới.

Để thấy thêm cái sự nguy hiểm của ô nhiễm không khí, xin dẫn ra con số trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Việt Phú - nhà kinh tế học ở ĐH Fulbright Việt Nam, đến năm 2035 con số tử vong vì ô nhiễm môi trường có thể lên đến 100.000 người một năm, và sẽ tồi tệ hơn trong tương lai nếu không có biện pháp khắc phục.

Ấy thế mà, một vị quan chức nào đó ở Hà Nội đã phủ nhận kết quả đo của nước ngoài, nói kết quả đo không chính xác, nói môi trường không khí ở Hà Nội vẫn ổn. Hiện mới chỉ có những khuyến cáo nói người dân không nên ra đường, mà chưa chỉ ra cách làm thế nào để người dân bảo vệ sức khỏe.  Thay vì thanh minh, thoái thác thì hãy thừa nhận thực tế để hành động. 

Dường như, chúng ta phải trả giá đắt cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, từ việc quy hoạch của chính quyền đến những thói quen sinh hoạt thường ngày của người dân. Thành phố luôn là một công trường, xây dựng liên tiếp, dày đặc và dở dang, không được che chắn đúng quy định để ngăn bụi. 

Ví như chỉ riêng Hà Nội, mỗi tháng thành phố có thêm 20.000 xe máy và 6.000 ô tô đăng ký mới, trong khi đề xuất “khai tử” một số xe máy quá cũ, ôtô xả khói quá “đậm” chỉ dừng ở việc đăng kiểm, lời nói mà trên thực tế cũng chưa quyết liệt.

Như một cơn ác mộng, mỗi ngày Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có hàng triệu xe máy, xe hơi cùng nhả khói giờ cao điểm. Đó là chưa kể nguyên nhân mà các chuyên gia nói là hiện tượng nghịch nhiệt. Rồi tình trạng ít cây xanh, hồ điều tiết, thói quen đốt rơm rạ tại một số khu vực..v..v.

Tức là, để giảm ô nhiễm bụi, cần sự vào cuộc từ nhiều phía. Những chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng không khí như hoàn thành việc trồng 1 triệu cây xanh  của Hà Nội rất ý nghĩa. Bảo vệ các hồ điều tiết trong nội thành, sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, xe điện và hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông, tăng cường sử dụng các nhiên liệu sạch.

Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này để hành động, đừng để môi trường của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh “ung thư” giống Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, khi đó mọi biện pháp khắc phục đều rất tốn kém, đè nặng thêm lên vấn đề chi phí, ngân sách quốc gia, còn cuộc sống người dân cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí - “Kẻ giết người” thầm lặng! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713615896 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713615896 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10