Ô nhiễm môi trường làng nghề, cụm công nghiệp (Bài 3): Cần đầu tư cải tiến công nghệ

Diendandoanhnghiep.vn Xoay câu chuyện ô nhiễm làng nghề, cụm công nghiệp, mặc dù đã có nhiều biện pháp đưa vào nhằm khắc phục, tuy nhiên, kết quả thu được còn nhiều hạn chế, chưa đi đúng vào bản chất vấn đề…

 Mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lý Nhà nước thế nhưng, hiệu quả trong công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, cụm công nghiệp vẫn còn hạn chếp/

Mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lý Nhà nước thế nhưng, hiệu quả trong công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, cụm công nghiệp vẫn còn hạn chế

Như Diễn đàn Doanh nghiệp thông tin tại các bài trước đó, không chỉ nan giải trong vấn đề tìm câu trả lời cho thực trạng ô nhiễm trầm trọng, trong quy hoạch, làng nghề, cụm công nghiệp còn đang cho thấy sự biến tướng đáng báo động. Không những không đáp ứng đúng kỳ vọng mà còn khiến ô nhiễm ngày càng mở rộng phạm vi.

Mức độ ô nhiễm rất cao

Thống kê của ngành chức năng, hiện cả nước có trên 5.400 làng nghề, trong đó trên 1.800 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Các làng nghề đã thu hút hơn 11 triệu lao động, khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn, có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương... Tuy nhiên, có đến 46% số làng nghề trong diện điều tra có môi trường bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt, với nước thải, ô nhiễm chất hữu cơ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá quy chuẩn Việt Nam hàng chục lần.

Thống kê cũng cho thấy, Thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, phân bố không đều. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã khảo sát, lấy mẫu và phân tích môi trường tại 65 làng nghề. Kết quả cho thấy 60/65 làng nghề ô nhiễm môi trường, chỉ có 6/65 làng nghề đạt các tiêu chuẩn an toàn môi trường.

Cụ thể, môi trường nước có 40 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, 17 làng nghề ô nhiễm, 8 làng nghề không ô nhiễm; môi trường không khí có 12 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, 10 làng nghề ô nhiễm, 43 làng nghề không ô nhiễm; môi trường đất (đánh giá 37/65 làng nghề) có 3 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, 2 làng nghề ô nhiễm và 23 làng nghề không ô nhiễm.

Theo đánh giá, hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu, nhất là hệ thống cấp thoát nước thải thiếu đồng bộ. Phần lớn nước thải từ các làng nghề chưa qua xử lý thải ra môi trường ao, hồ với mức độ ô nhiễm rất cao.

Được biết, vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội đưa ra kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn thành phố với khoản kinh phí 1.350 tỷ đồng. Trong đó, đến hết năm 2020, sẽ bố trí khoảng 750 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 50 làng nghề trọng điểm… Giai đoạn 2020 - 2030, cần 600 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng nghề khác.

Rót vốn đầu tư xử lý, chẳng khác nào “muối bỏ bể”…

Theo ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, đầu tư đánh giá, xử lý ô nhiễm làng nghề đã được Quốc hội chú ý đến từ lâu, bên cạnh đó Nhà nước cũng đã có những chỉ đạo tới các cơ quan quản lý chuyên môn, tuy nhiên, việc đưa kinh phí vào xử lý ô nhiễm làng nghề hiện nay chẳng khác nào “muối bỏ bể”.

Vị Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lý giải, muốn xử lý được ô nhiễm làng nghề thì trước hết phải đi tìm được gốc gác của vấn đề, tránh tình trạng áp đặt tư duy của cơ quan quản lý, các nhà khoa học vào phần ngọn, thực tế, chỉ những người tham gia trực tiếp vào sản xuất và sống trên địa bàn, họ mới biết căn nguyên của vấn đề ở đâu.

“Trước khi xây dựng một kế hoạch, một đề án xử lý môi trường về làng nghề, các cơ quan quản lý, các nhà khoa học cần xuống tận nơi, trao đổi với người dân, họ sẽ cho biết, trước tiên cần phải làm gì”, ông Hóa nói.

Bên cạnh đó, một căn nguyên khác cũng được chỉ ra đó là sự “chồng chéo” trong quản lý Nhà nước khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý làng nghề, còn Bộ Công Thương thì phụ trách quản lý tiểu thủ công nghiệp trở lên, trong khi đó, đa phần hoạt động sản xuất tại các làng nghề là tiểu thủ công nghiệp nên rất khó để các nghệ nhân, người dân tiếp cận đúng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất.

Vậy nên, theo đề xuất của Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, thay vì dồn kinh phí vào xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý nước thải thì nên tập trung cải tiến thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại cho hoạt động sản xuất tại các làng nghề, vừa có thể tạo ra sản phẩm tốt, vừa hạn chế được chất, khí thải phát sinh.

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin! 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm môi trường làng nghề, cụm công nghiệp (Bài 3): Cần đầu tư cải tiến công nghệ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714049762 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714049762 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10