Ổn định quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ doanh nghiệp

Thy Hằng 17/09/2019 22:10

Tối 17/9, Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa VCCI và Tổng Liên đoàn Lao động; Bộ LĐTB&XH trong lĩnh vực quan hệ lao động đã được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chứng kiến.

Đánh giá cao sự chủ động, tích cực của 3 cơ quan trong việc xây dựng và tổ chức ký kết Chương trình phối hợp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình khẳng định, điều này hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Chiều tối ngày 17/9, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) diễn ra tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đánh giá cao sự chủ động, tích cực của 3 cơ quan trong việc xây dựng và tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2019-2023.

Thách thức duy trì quan hệ lao động hài hoà

Cũng theo Phó Thủ tướng, Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn đang được xem xét sửa đổi, quan hệ lao động tiếp tục có nhiều chuyển biến, phát triển và hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, vì lợi ích của người lao động và doanh nghiệp.

Trên thực tế, hoạt động phối hợp công tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong lĩnh vực lao động đã đạt được nhiều kết quả thời gian quan.

Những kết quả hợp tác giữa hai cơ quan trong thời gian qua đã khẳng định sự cần thiết trong việc phối hợp công tác một cách có hệ thống giữa Tổng Liên đoàn LĐVN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

“Các hoạt động phối hợp giữa hai cơ quan đã góp phẩn ổn định mối quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ doanh nghiệp”, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI khẳng định.

Tuy nhiên hai bên cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp công tác để đạt hiệu quả cao hơn. Việc triển khai nghiên cứu tham gia xây dựng dự án Bộ Luật lao động sửa đổi, Luật công đoàn sửa đổi tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn hạn chế trong việc trao đổi, thảo luận, đòi hỏi hai bên cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Đặc biệt, Chủ tịch VCCI khẳng định, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cho nước ta có thêm thế và lực mới, thêm cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng thị trường. Nhiều ngành kinh tế sẽ phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

“Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về nâng cao khả năng cạnh tranh. Cùng thách thức làm thế nào để duy trì quan hệ lao động hài hòa, giảm thiểu tranh chấp lao động, đình công thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp", TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Theo đó, để góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đòi hỏi các bên trong đó có VCCI và VGCL phải cùng hợp tác chặt chẽ hơn nữa nhằm giúp các doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ lao động. Cải thiện hơn nữa điều làm việc cho người lao động, cải tiến năng suất và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Có thể bạn quan tâm

  • Người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi

    19:08, 11/09/2019

  • Những lưu ý với doanh nghiệp khi người lao động "nghỉ ngang"

    06:59, 11/09/2019

  • Người lao động có thể được nghỉ thêm 1 ngày trong dịp Tết Dương lịch

    12:45, 09/09/2019

  • Những đòi hỏi mới của thị trường lao động

    17:35, 27/08/2019

  • Bình Dương: Doanh nghiệp FDI khó tuyển dụng lao động

    00:00, 23/08/2019

  • Quý IV/2019, sẽ có "nhạc trưởng" dẫn dắt vấn đề năng suất lao động

    11:00, 19/08/2019

  • Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Nâng tuổi nghỉ hưu tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

    01:50, 16/08/2019

  • 33% lao động Việt tự ý bỏ ra ngoài làm việc tại Hàn Quốc

    10:25, 15/08/2019

  • Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Ngày nghỉ thực hiện quyền công đoàn tạo "gánh nặng" cho doanh nghiệp

    06:49, 14/08/2019

Do đó, trong giai đoạn tới Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cần tiếp tục phát huy những hoạt động đã phối hợp triển khai hiệu quả trong thời gian qua đồng thời mở rộng những hoạt động trong thời gian tới.

Bốn nội dung trọng tâm phối hợp

Cho ý kiến về vấn đề này, để những cam kết trong các chương trình trở thành những hoạt động thực sự hiệu quả trên thực tế, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị lãnh đạo VCCI, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quan tâm một số nội dung cụ thể.

Chiều tối ngày 17/9, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) diễn ra tại Hà Nội.

Chiều tối ngày 17/9, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) diễn ra tại Hà Nội.

Một là, ngay sau buổi ký kết, mỗi bên cần tuyên truyền, phổ biến nội dung chương trình trong toàn hệ thống, để cả hệ thống phải thống nhất nhận thức và cùng chung hành động phối hợp ở tất cả các cấp.

Hai là, hằng năm phải cụ thể hóa các nội dung trong Chương trình thành các hoạt động cụ thể của từng bên, của cả ba bên.

"Cần phân công, giao nhiệm vụ chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện. Phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và có đánh giá kết quả hằng năm để kịp thời rút kinh nghiệm quá trình triển khai", Phó Thủ tướng đề nghị.

Ba là, việc phối hợp phải trên tinh thần hợp tác, cùng chung trách nhiệm, cùng hướng tới lợi ích chung của đất nước, của người lao động và doanh nghiệp; khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc bảo vệ lợi ích ngành, không quan tâm đến lợi ích chung và nguyện vọng của số đông.

Bốn là, phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, chính sách liên quan đến việc làm và quản lý lao động nói riêng; trao đổi cung cấp thông tin về tình hình quan hệ lao động và việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động, tình hình tranh chấp lao động, cung cấp về các chủ trương chính sách,...

Theo đó, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho từng cơ quan. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần có bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội.

Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động của các bên. Xây dựng chính sách trong các lĩnh vực quan hệ lao động, nghiên cứu chung về quan hệ lao động tại các công ty FDI trong chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam và chia sẻ kiến thức, các điển hình tốt. Để tăng cường quản lý nhà nước về quan hệ lao động, cần đề ra các giải pháp thúc đẩy quan hệ lao động trong thời gian tới, chủ động, nghiên cứu xây dựng tổ chức đại diện người lao động…

Ngoài ra, trong việc tham mưu giúp Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Bộ luật Lao động, cần thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng, lắng nghe và tiếp thu đầy đủ ý kiến nhân dân và các bên.

Đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, người sử dụng lao động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

"Từng người sử dụng lao động, từng doanh nghiệp bên cạnh việc tổ chức sản xuất, kinh doanh tốt phải thực sự quan tâm, chia sẻ với người lao động về những khó khăn họ đang gặp phải, tôn trọng người lao động, coi người lao động là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp và của đất nước", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đồng thời, luôn tìm kiếm các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống và tạo việc làm bền vững cho người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động thực chất hơn, hài hòa, ổn định hơn. Thực hiện chương trình thúc đẩy đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể.

Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị toàn hệ thống tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các cấp công đoàn.

Tham gia, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên công đoàn, giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp luật. Chủ động trong việc giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra nhằm giúp đảm bảo việc thực thi pháp luật đối với người lao động.

Tổ chức và phát động các phong trào thi đua nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cũng tại lễ ký kết, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp” cho 07 đồng chí thuộc Tổng LĐLĐVN. Tổng LĐLĐVN đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” cho 12 đồng chí thuộc Bộ LĐTB&XH, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; trao tặng Kỷ niệm chương ‘Vì sự nghiệp Lao động” cho 10 đồng chí thuộc Tổng LĐLĐVN.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ổn định quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO