Các Startup đang đứng trước cơ hội lớn khi có sự đồng hành của Chính phủ, các nhà đầu tư - định chế tài chính. Tuy nhiên, thành công chỉ đến khi doanh nghiệp biết quản trị theo chuẩn quốc tế.
Đây là chia sẻ của ông Cấn Văn Lực –Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV với báo Diễn đàn Doanh nghiệp bên lề Hội thảo: “DNNVV khởi nghiệp sáng tạo: nắm bắt thời cơ phát triển” ngày 5/4.
-Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì để các Startup Việt Nam phát triển bền vững?
Chúng tôi đã nghiên cứu 7 nhân tố thành công cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Startup). Trong đó, điểm nhấn thứ nhất là phải có kinh nghiệm, đó là sự vận hành doanh nghiệp , dự án, quản trị điều hành. Tuy nhiên, khởi nghiệp ở Việt Nam hơi ngược với các nước, các Startup ở Việt Nam thường là sinh viên mới ra trường, họ hoàn toàn thiếu kinh nghiệp trong câu chuyện khởi nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
06:26, 05/04/2019
05:36, 05/04/2019
04:25, 05/04/2019
04:15, 05/04/2019
Thứ hai, chấp nhận rủi ro. Vì đã khởi nghiệp thường thành công không cao, tỉ lệ thành công thường chỉ có 20 -30%. Nhưng ở Việt Nam, văn hóa chấp nhận rủi ro còn chưa cao.
Thứ ba, có khả năng tiếp cận được vốn.
Thứ tư, có bộ máy quản trị doanh nghiệp khởi nghiệp. Các Startup ở Việt Nam thường “đứng mũi chịu sào”, như vậy sẽ bị thiếu nhiều khâu trong khởi nghiệp. Tôi thường khuyên các Startup phải có một “team” từ 3 đến 4 người, có người hiểu biết về quản trị điều hành, có người hiểu biết về thị trường, tài chính, thuế, luật…để cùng phối hợp, có như vậy thì khởi nghiệp mới “suôn sẻ”.
Thứ năm, là sự chuẩn bị để bắt đầu vận hành doanh nghiệp, phân tích tìm hiểu thị trường kỹ lưỡng hơn. Có nhiều người đến khi khởi nghiệp mới giật mình và bất ngời vì thiếu sự chuẩn bị.
Thứ sáu, thông tin đầu ra thị trường, đối tác, khả năng tiếp cận nguồn tài chính.
Thứ bảy, kỹ năng quản trị điều hành.
-Có nhiều ý cho rằng, trước khi khởi nghiệp các Startup cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, ông đánh giá thế nào về ý kiến này?
Tôi hoàn toàn đồng ý về quan điểm này, các Startup cần trang bị cho mình kiến thức, kinh nghiệm nhiều hơn. Nếu chưa có thì phải tiếp cận dần. Bên cạnh đó, cũng cần tham gia sâu hơn vào các hệ sinh thái khởi nghiệp, từ đây có thể kết nối với nhiều bên khác nhau. Ví dụ, liên quan đến nhà đầu tư, cơ chế chính sách, đào tạo tập huấn, hỗ trợ pháp lý, kết nối thị trường, cơ sở vật chất, kinh doanh…Đây là những điều kiện rất quan trọng cho các Startup tương lai.
- Ông đánh giá thế nào về tinh thần khởi nghiệp của các Startup Việt Nam hiện nay?
Tinh thần khởi nghiệp và kinh doanh ở Việt Nam rất cao, tuy nhiên vẫn còn chạy theo “phong trào” và lúng túng về cách làm, từ cơ chế chính sách đến bản thân doanh nghiệp, cho nên vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp thành công. Ngoài ra, chúng ta đang thiếu khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ví dụ, trong một số lĩnh vực liên quan đến kinh tế số, cho vay ngân hàng… vẫn chưa có cơ sở pháp lý, điều này khiến cho doanh nghiệp đang hoạt động mà không biết mình đang làm đúng hay sai.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp còn thiếu kiến thức, kỹ năng về quản trị điều hành một cách bài bản, đúng theo yêu cầu hoạt động của một doanh nghiệp; thiếu tính kết nối, đặc biệt là thiếu thông tin. Đây là những vấn đề then chốt cần tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp thời gian tới.
- Vậy, theo ông các doanh nghiệp khởi nghiệp cần sự giúp đỡ gì từ cơ chế chính sách của nhà nước thời điểm này?
Thứ nhất, các Startup luôn mong muốn có một cơ chế chính sách đơn giản, thủ tục thành lập doanh nghiệp, vận hành doanh nghiệp phải rất đơn giản. Bởi vì các Startup là những doanh nghiệp trẻ, họ có ý tưởng và muốn triển khai kinh doanh, nhưng nếu không được sự hỗ trợ thì từ các cơ quan nhà nước thì sẽ rất dễ đi đến phá sản. Thứ hai, là sự hỗ trợ về nguồn vốn, Chính phủ không phải là người cung cấp vốn, mà chỉ cần Chính phủ tạo ra vốn mồi để từ đó có nhiều dòng vốn khác tin tưởng đầu tư theo. Thứ ba, là tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp. Thứ tư, bản thân mỗi Startup phải xây dựng cho mình nét văn hóa “biết chấp nhận thất bại”.
-Xin cảm ơn ông!