Khảo sát PAPI 2018 cho thấy, đa số người dân ủng hộ bảo vệ môi trường, cho dù có phải hy sinh tăng trưởng kinh tế.
Từ năm 2018, Chỉ số PAPI có thêm hai chỉ số nội dung mới là Quản trị môi trường và Quản trị điện tử.
Có thể bạn quan tâm
14:32, 02/04/2019
17:45, 05/04/2018
11:01, 04/04/2018
Đáng chú ý việc đưa thêm chỉ số Quản trị môi trường nhằm lắng nghe ý kiến đóng góp của đông đảo người dân về hai vấn đề môi trường tác động trực tiếp tới sức khỏe con người (chất lượng không khí và chất lượng nguồn nước), hiện tượng doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường bằng cách “chung chi” với chính quyền địa phương.
Chỉ số này cung cấp những dữ liệu ban đầu để các cấp chính quyền hiểu được người dân đánh giá như thế nào về chất lượng nước và không khí tại địa phương, tìm ra những “điểm nóng” về môi trường cần tập trung giải quyết. Đồng thời, cung cấp một số dẫn cứ phục vụ đổi mới chính sách bảo vệ môi trường.
Được biết, để tìm hiểu sâu hơn mối quan ngại đối với chất lượng môi trường, khảo sát PAPI 2018 thêm một số câu hỏi tìm hiểu quan điểm và lựa chọn của người dân trước một số vấn đề liên quan tới quản trị môi trường. Kết quả cho thấy, so với khảo sát năm 2015, mối quan ngại về môi trường gia tăng đột biến.
Đa số người dân quan ngại về chất lượng nguồn nước ngày càng xuống cấp hiện nay ở địa phương; hơn 50% số người được hỏi cho rằng chất lượng nguồn nước cho ăn uống, sinh hoạt hiện nay kém hơn ba năm trước. Đồng Tháp và Bắc Ninh là hai địa phương có "chất lượng nguồn nước" thấp nhất cả nước với chỉ số lần lượt là 1,83 điểm và 0,34 điểm. Mối quan ngại của người dân về chất lượng nguồn nước sinh hoạt lớn hơn so với mối quan ngại về ô nhiễm không khí.
Trong khi đó, đa số ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu “sạch”, miễn sao nguồn điện đó ổn định, không gây gián đoạn trong cung ứng. Ngoài ra, đa số người dân quan ngại về chất lượng nguồn nước ngày càng xuống cấp hiện nay ở địa phương. Hơn một nửa số người được hỏi cho rằng chất lượng nguồn nước cho ăn uống, sinh hoạt hiện nay kém hơn ba năm trước.
Kết quả phân tích Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2018 cũng cho thấy, tác động môi trường tiêu cực ảnh hưởng lớn tới việc người dân ở mọi tầng lớp xã hội ủng hộ mạnh mẽ bảo vệ môi trường. Nhìn chung, đa số người dân ủng hộ bảo vệ môi trường, cho dù có phải hy sinh tăng trưởng kinh tế. Họ sẵn sàng đóng góp để có được điều kiện môi sinh trong lành hơn.
Người dân cũng chào đón dự án đầu tư thân thiện với môi trường hơn dự án đầu tư có thể đem đến nhiều việc làm hay đóng thuế cao hơn cho chính quyền địa phương song lại trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Đa số người trả lời ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu “sạch” (nhiên liệu tái tạo); thậm chí, người dân sẵn sàng trả thêm tiền điện để có được năng lượng điện sạch miễn sao dự án phát điện mới giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và giảm khả năng bị cắt/cúp điện. Yếu tố phát thải gây hiệu ứng nhà kính từ nhà máy điện mới không quan trọng bằng.
Có thể thấy, vấn đề môi trường ngày càng trở nên quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam. Do vậy, các địa phương cần tham vấn ý kiến công chúng đầy đủ, bài bản trước khi kêu gọi dự án đầu tư nhằm đảm bảo ý kiến của người dân về những thiệt, hơn của từng loại dự án được cân nhắc đầy đủ.
5 tỉnh, thành đứng đầu về điểm số chỉ số PAPI 2018: 1. Bến Tre: 47,05 điểm 2. Lạng Sơn: 47,05 điểm 3. Bắc Giang: 46,83 điểm 4. Nghệ An: 46,57 điểm 5. Quảng Bình: 46,27 điểm 5 tỉnh, thành có điểm chỉ số PAPI 2018 thấp nhất: 1. Bình Định: 41.04 điểm 2. Quảng Ngãi: 41,33 điểm 3. Bình Thuận: 41,06 điểm 4. Hậu Giang: 42,06 điểm 5. Khánh Hòa 42,17 điểm |